Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hôn nhân đồng tính, cánh cửa bao giờ được mở?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hiện Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người đồng tính. Vậy là một cộng đồng người có thể sẽ phải tiếp tục sống co cụm, khép kín, chịu sự kỳ thị của cộng đồng vì không được pháp luật thừa nhận.

(ĐSPL) - Hiện Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người đồng tính. Vậy là một cộng đồng người có thể sẽ phải tiếp tục sống co cụm, khép kín, chịu sự kỳ thị của cộng đồng vì không được pháp luật thừa nhận. 
“Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản tuyên ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy”. Đó là nguyên văn Điều 7 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc. 
Quyền con người
Từ nhiều năm nay, dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi, bổ sung, trong đó có những quy định về hôn nhân đồng giới đã được đưa ra bàn luận sôi nổi. Đã có nhiều sự điều chỉnh khiến người đồng tính khấp khởi hy vọng nhưng khi trình lên bàn nghị sự của Quốc hội cuối tháng 5/2014 vừa rồi thì chỉ còn là “không thừa nhận” và cũng không giải quyết hậu quả pháp lý của việc sống chung.
Như vậy, cánh cửa hôn nhân của người đồng tính chưa kịp mở ra đã vội vàng đóng lại trong sự nuối tiếc của rất nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ và tôn trọng quyền bình đẳng trước pháp luật của họ.
Hiện Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người đồng tính. Vậy là một cộng đồng người có thể sẽ phải tiếp tục sống co cụm, khép kín, chịu sự kỳ thị của cộng đồng vì không được pháp luật thừa nhận.
Người đồng tính, trước hết là những công dân, họ có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, phải đóng thuế và các nghĩa vụ tài chính khác. Nhưng thật bất công khi họ lại không được hưởng các quyền lợi sát sao nhất của con người như quyền kết hôn, quyền có con, quyền có tài sản chung, quyền thừa kế và các quyền khác mà pháp luật đang bảo vệ cho quan hệ khác giới.
Có bất công không khi người đồng tính không được hưởng các quyền lợi sát sao nhất của con người? 
Tại sao?
Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:
“1. Ở nước CHXHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định:
“1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Các quyền con người, quyền công dân, quyền bình đẳng trước pháp luật luôn được Hiếp pháp bảo hộ và chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định.
Chưa có một nghiên cứu nào kết luận rằng hôn nhân của những người đồng tính sẽ tác động tiêu cực đến xã hội. Còn theo khảo sát của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE), 72\% người cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới không ảnh hưởng đến họ, 33,7 \% ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Điều chỉnh vấn đề liên quan đến người đồng tính thì trước hết phải lắng nghe và cảm nhận ý kiến của chính họ, bởi chỉ có những người đồng tính mới thấu hiểu sự thiệt thòi của họ trong cuộc sống và mong mỏi lớn nhất của họ là gì.
Với kết quả của Trung tâm bảo vệ quyền người đồng tính, song tính và chuyển giới (ICS) thì 71\% người đồng tính mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn, 25\% muốn được sống chung có đăng kí và chỉ 4\% muốn được sống chung không có đăng kí.
Tại Bản Tuyên ngôn độc lập 1945, Hồ Chủ tịch cũng từng viết rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
“Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Pháp luật không nên phụ thuộc vào sự kỳ thị của cộng đồng
Cũng theo nghiên cứu của ISEE về người đồng tính nam, 90\% cảm thấy xã hội có thái độ tiêu cực với mình, trong đó 86\% phải che giấu chuyện của mình với xung quanh.
Hầu hết người đồng tính phải đối diện với định kiến và kỳ thị của gia đình, bạn bè. 20\% bị mất bạn, 15\% bị gia đình la mắng, 6,5\% bị mất việc, 4,5\% bị đánh và 4,1\% bị đuổi ra khỏi nhà. Ngoài ra, họ còn có thể bị bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và các hình thức ép buộc chữa bệnh tâm thần.
Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, đồng tính không phải là bệnh tinh thần hay rối loạn tình cảm. Từ năm 1973, Hội Tâm thần học Mỹ đã không xếp tình dục đồng giới vào danh sách các bệnh về tình cảm và tinh thần. Từ năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.
  Hầu hết người đồng tính phải đối diện với định kiến và kỳ thị của xã hội. 
Và dù thuộc giới tính nào, hôn nhân cũng cần được xem là quyền tự do chính đáng của mỗi con người. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng giới như Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina, Đan Mạch, Uruguay, New Zealand, Pháp, Anh. Một số bang của Mỹ, Mexico và Brazil cũng cho phép các cặp đồng tính kết hôn.
Không công nhận và luật hóa hôn nhân đồng giới, ở một khía cạnh nào đó, cũng thể hiện sự kỳ thị của chính pháp luật đối với các cuộc phối ngẫu này. Xã hội đã kỳ thị, pháp luật cũng kỳ thị, vậy người đồng tính sẽ tồn tại như thế nào? Phải chăng họ đang bị xem là những đối tượng “ngoài vòng pháp luật” và chúng ta đang thờ ơ với chính cuộc sống, số phận của họ, những đồng loại vẫn mang quốc tịch và hộ chiếu Việt Nam?
Pháp luật nên giữ vai trò trung lập như là một cách thức để hóa giải sự phân biệt đối xử chứ không nên phụ thuộc vào sự kỳ thị của cộng đồng. Chắc chắn rằng, không ai muốn sinh ra đã dị biệt so với đồng loại. Và vì vậy, rất cần một cái nhìn độ lượng hơn, một thái độ nhân văn hơn đối với những con người mang nhầm hình hài này.
Ở một xã hội bảo thủ như Việt Nam, chấp nhận người đồng tính tồn tại một cách bình thường như những người dị tính là điều tương đối nhạy cảm. Nhưng không thể vì thế mà tước bỏ quyền con người, quyền công dân, quyền bình đẳng của họ được ghi nhận trong Tuyên bố nhân quyền của Liên hợp quốc, trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam.
Thừa nhận hôn nhân đồng giới là khuyến khích người đồng tính bước qua mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng và cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Nhưng trên hết, điều đó thể hiện tính nhất quán đối với các công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia và tinh thần thượng tôn pháp luật đối với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đã ban hành.
Một trong những mục tiêu mà nhân loại tiến bộ hướng tới là mọi người đều được hưởng những quyền và nghĩa vụ ngang nhau, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, giới tính… Những người thiểu số đồng tính cũng cần được sống, được bảo vệ một cách hợp pháp trước nhà nước và xã hội như vậy.
Do còn nhiều ý kiến trái chiều, đề nghị Quốc hội chưa thông qua Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi, bổ sung) kỳ này để tiếp tục nghiên cứu, thảo luận và đánh giá thêm về hôn nhân của người đồng giới.

Tin nổi bật