Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hỗn độn và trật tự

(DS&PL) -

Từ ngày 14/10 đến 12/11, tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA), họa sĩ Lê Kinh Tài bày triển lãm thứ hai của mình ở Hà Nội. Khác với lần trước, triển lãm lần n

Từ ngày 14/10 đến 12/11, tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA), họa sĩ Lê Kinh Tài bày triển lãm thứ hai của mình ở Hà Nội. Khác với lần trước, triển lãm lần này giống như một tiểu kết “Nhìn lại” – cũng là tên gọi của triển lãm - giai đoạn sáng tác khoảng mười năm gần đây của anh. Trước khi nói kỹ hơn về hội họa của Tài, tôi muốn điểm lại bối cảnh chung của mỹ thuật Việt Nam hiện nay, bởi chỉ có bằng cách đó ta mới có thể nhìn nhận khách quan về vị trí của một họa sĩ, về những gì anh ta đã làm được cho nghệ thuật.

LÊ KINH TÀI, Thịt rất tươi, 200x300cm (sơn dầu, sơn thỏi, sơn bột, heavy body acrylic trên vải bố). Ảnh do hoạ sĩ cung cấp.

Sau lứa họa sĩ thế hệ Đổi mới, mỹ thuật Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của một làn sóng khác, trong đó một nửa theo đuổi những bộ môn nghệ thuật như trình diễn, sắp đặt…, một nửa vẫn duy trì hội họa giá vẽ nhưng là một kiểu hội họa giá vẽ khác, nếu không nói là khác hẳn. Nó nhiều trăn trở hơn, suy tư hơn, và có vẻ như đào sâu vào thế giới nội tâm hơn, ngược lại với hội họa Đổi mới, chú trọng đi tìm hình thức biểu đạt, điều mà các thế hệ họa sĩ thời bao cấp và thời chiến tranh không dám làm (thời đó, chỉ một hình thức được công nhận, được đặt hàng, tài trợ và triển lãm là chủ nghĩa hiện thực). Như đã nói, thời Đổi mới, việc cách tân hình thức được chú trọng, bung nở, dẫn đến sự ra đời một loạt tên tuổi như Đặng Xuân Hòa, Hồng Việt Dũng, Đào Hải Phong, Phạm Luận, Thanh Sơn, Hoàng Phượng Vỹ hay Nguyễn Thanh Bình...

Những tác phẩm vẽ phong cảnh, tĩnh vật hay thiếu nữ mặc áo dài của họ mới mẻ nhưng không nhất thiết phải chuyên chở một câu chuyện nào đó. Sau thế hệ Đổi mới, những tên tuổi như Lê Kinh Tài, Lý Trần Quỳnh Giang, Thắm Poong, Lê Quý Tông… đã tạo thành một làn sóng khác, mỗi người đều đã có được con đường riêng của mình. Vậy con đường của Lê Kinh Tài là con đường nào trong bối cảnh như tôi đã trình bày ở trên?

Lê Kinh Tài học Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, trước khi cầm bút vẽ đã có thời gian dài làm thiết kế đồ họa (graphic design). Khi đến với hội họa, anh thể hiện một quan niệm thẩm mỹ khác hẳn các họa sĩ đi trước và các họa sĩ đồng thời với anh, đó là sự pha trộn của nghệ thuật đường phố (bao gồm graffiti, tranh tường), pop art, hội họa ý niệm, và tranh cổ động, quảng cáo (poster). Tất cả những yếu tố đó làm cho các tác phẩm của Tài đứng ra một góc riêng, không phải là kiểu hội họa phục vụ khách du lịch muốn qua hội họa tìm hiểu phong cảnh đất nước, con người Việt Nam hoặc thuần túy trang trí nhà cửa. Hội họa của Tài cũng khước từ “tính dân tộc” kiểu thẩm mỹ đình chùa, nông thôn chăn trâu cắt cỏ...; ngay cả sự thơ mộng, cái đèm đẹp cũng bị loại bỏ. Cảm giác Lê Kinh Tài khát vọng đi tìm một thẩm mỹ khác, thứ thẩm mỹ xuất phát từ và gắn với đời sống đô thị hiện đại. Đời sống đô thị hiện đại trong tranh của Tài không nhất thiết quy vào những gì hữu hình như ô-tô, xe máy đời mới, cửa hiệu thời trang, nhà hàng máy lạnh hay nhà cao tầng mà có lẽ chủ yếu ở đây là cái cảm về nhịp sống nhanh mạnh, lối sống sôi động, không khí ngột ngạt, chật chội, ồn ào… Lê Kinh Tài thể hiện tất cả những mặt hay-dở của cuộc sống đô thị nhưng không sao chép hiện thực ấy mà dùng hình và màu của mình để diễn tả không khí ấy, lối sống ấy, nhịp điệu ấy. Hội họa của Tài đầy chặt những âm vang của tiếng còi xe, tiếng máy nuốt-nhả thẻ tín dụng, tiếng đổ vỡ, rạn nứt, tiếng loa quảng cáo…

LÊ KINH TÀI, Tượng tò he, fiber glass, acrylic, và sơn dầu. Ảnh do hoạ sĩ cung cấp.

Lê Kinh Tài dùng cách lập ý để tư duy tạo hình dựa trên mô-típ chủ đạo là một con vật lưỡng thân hoặc đa thân khó mà gọi tên, có thể là đầu người nhưng mang mình vượn, mình thằn lằn, mình chim; hay thân người đầu thú nhưng lại có cánh. Con vật lưỡng thân này chuyển tải cái mô-típ không mới như tác giả từng nói, là mô-tip người-vật/vật-người/người-con/con-người. Gần 40 tác phẩm trưng bày (gồm tranh và tượng tò he) tại triển lãm lần này cũng là kết quả của cách lập ý đó.

Đặc biệt thêm vào là rất nhiều câu chữ viết trực tiếp lên bề mặt tranh - điều khiến tôi nghĩ đến sự pha trộn với nghệ thuật poster trong tranh của Tài - như một yếu tố tạo hình phụ trợ với con vật lưỡng thân kia, tất cả đều bằng tiếng Anh, gợi đến những vấn đề của đời sống hiện tại, ví dụ Citizen, Must go, Know me, Flying…

Bút pháp Tài mạnh mẽ, phóng khoáng, tự do, bay bổng đến tận cùng, bằng những cây cọ đẫm sơn, chồng đè ngay cả khi lớp màu dưới chưa khô. Không chỉ là sơn dầu, nhiều khi còn là acrylic; không chỉ là sơn dầu tuýp mà còn là sơn dầu thỏi (oil bar); không chỉ là bút mà nhiều khi là cả bay.

Lê Kinh Tài sở hữu một bảng màu vô cùng mạnh, hiểu theo nghĩa các màu đều tương phản gay gắt, nóng lạnh, chói chang, và hòa sắc thiên về sáng, giúp những hình thù trông có vẻ kỳ dị của Tài vẫn cho người xem cảm giác sống, sống động, hào hứng, vui, chứ không ủ ê và ít nhiều nghịch lý để tạo ra hài hước.

Tài là một người vẽ ở kích cỡ rất lớn, điều đó chứng tỏ anh có khả năng quản lý không gian và bố cục trong tranh vững vàng. Thao tác vẽ nhanh-mạnh, cách vẽ trực họa ào ạt, và dùng luôn màu nguyên ít pha, đồng nghĩa với việc anh phải là người vô cùng giỏi kiềm chế, bởi có cái hỗn độn nào không chứa trật tự ở bên trong nó

Tin nổi bật