Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hơn 500 người ở Nhật Bản bị khuẩn ‘ăn thịt người’ tấn công

(DS&PL) -

Tại Nhật Bản, trong năm 2017 đã có tới hơn 500 người mắc hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu (STSS) - khuẩn "ăn thịt người”.

Tại Nhật Bản, trong năm 2017 đã có tới hơn 500 người mắc hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu (STSS) - khuẩn "ăn thịt người”.

Theo thống kê từ Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản được đăng trên tờ Asahi Shimbun, 525 người ở nước này đã bị nhiễm hội chứng sốc nhiễm khuẩn cầu chuỗi (STSS) trong năm 2017. Trong số những trường hợp nhiễm STT có 66 người ở Tokyo, 40 người ở Kanagawa, 32 người ở Aichi, 31 người ở Fukuoka và 28 người ở Hyogo. Hầu hết, các bệnh nhân đều trên 30 tuổi.

Năm 2013, số người nhiễm STT là 203 người. Tuy nhiên, con số này ngày càng tăng lên và hiện nguyên nhân tăng mỗi năm vẫn chưa rõ.

Liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra hội chứng sốc nhiễm khuẩn cầu chuỗi (STSS).

“Khuẩn ăn thịt người” (STSS), hay hội chứng sốc độc (TSS), đã trở thành chủ đề nóng thu hút dư luận sau khi cựu người mẫu, vận động viên Mỹ Lauren Wasser chia sẻ câu chuyện cô bị hội chứng sốc độc do nhiễm khuẩn từ băng vệ sinh năm 2012. Tình trạng này khiến nữ người mẫu 29 tuổi bị đau tim nặng, có các triệu chứng như bị cúm, sốt cao đến gần 42 độ C và bị hoại tử chân.

Hội chứng sốc nhiễm khuẩn cầu chuỗi (STSS) là do một loại vi khuẩn tên streptococcus pyogenes, hay còn gọi là liên cầu nhóm A - nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vi khuẩn này có thể phát triển thành căn bệnh nghiêm trọng khác và có thể gây tử vong.

Ngoài liên cầu khuẩn khóm A, một số loài vi khuẩn khác như liên cầu khuẩn nhóm G cũng gây ra căn bệnh tương tự, đe dọa tính mạng con người.

Ken Kikuchi, giáo sư về bệnh nhiễm trùng tại Đại học y khoa Tokyo, cho biết: “Có thể thấy rằng những người mắc bệnh STSS do các loài vi khuẩn khác ngày càng nhiều hơn so với liên cầu khuẩn nhóm A”.

Bệnh thường lây truyền khi tiếp xúc với vết thương bị viêm nhiễm và bắt đầu với triệu chứng sưng đau ở bàn tay, bàn chân, sốt và một số dấu hiệu khác. Hiện tượng sưng tấy sẽ lan rộng ra khắp cơ thể chỉ trong vài giờ, sau đó vi khuẩn sẽ “ăn” các cơ quan nội tạng và thịt, gây hoại tử. Theo thống kê, khoảng 30% người mắc bệnh sẽ tử vong ngay sau khi bị hoại tử vài giờ.

Trung tâm kiểm soát bênh Mỹ đánh giá căn bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, thấp hơn 50%. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể được chữa trị sớm bằng kháng sinh hoặc nếu không thành công thì phải cắt bỏ các chi bị hoại tử.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật