Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hơn 3.500 cán bộ, giảng viên, giáo viên tập huấn về khảo thí phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Ngày 12/12, hơn 3.500 cán bộ, giảng viên, giáo viên bước vào phiên thứ 2 chương trình tập huấn chuyên môn về công tác khảo thí phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Theo đó, sự kiện diễn ra theo thức trực tuyến gồm 76 điểm cầu với sự tham gia của 3.591 cán bộ đang công tác tại Bộ, 63 Sở GD&ĐT, 12 cơ sở giáo dục đại học và giảng viên, giáo viên đến hết ngày 17/12.

Chương trình đào tạo tập huấn chuyên môn dự kiến kéo dài trong 7 phiên, hướng tới trao đổi, học hỏi và nâng cao năng lực khảo thí, quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho những người làm công tác thi.

Đó là các nội dung: Hỏi đáp về Kỳ thi tốt nghiệp THPT; tổng quan các khái niệm về tâm trắc học; tiêu chuẩn về chất lượng và công bằng; phương pháp thiết kế đề thi lấy bằng chứng làm trung tâm; phương pháp phát triển bài thi; viết câu hỏi trắc nghiệm; đánh giá chất lượng câu hỏi và mô hình tạo đề thi từ ngân hàng câu hỏi thi.

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, giáo viên, giảng viên, chuyên gia có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu về quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, ra đề thi là để phục vụ công tác tổ chức các kỳ thi, đặc biệt là Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo lộ trình đổi mới thi, đánh giá của ngành Giáo dục.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chủ trì khai mạc tại điểm cầu Bộ GD&ĐT. Ảnh: Bộ GD&ĐT

 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, nhiều năm qua, Bộ GD&ĐT đã rất quan tâm tới công tác khảo thí và luôn xác định đây là công tác rất quan trọng đối với giáo dục - đào tạo nhằm đánh giá kết quả đầu ra của người học, từ đó đánh giá công tác quản lý và công tác giảng dạy.

Từ năm 2025, công tác khảo thí nói chung, trong đó kỳ thi tốt nghiệp THPT có một số điểm mới khi tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với yêu cầu đánh giá năng lực người học. Do đó, ngay từ bây giờ Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị tất cả các điều kiện về đội ngũ, chương trình, nội dung… cho công tác khảo thí phục vụ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

"Sau tập huấn, các cán bộ, giảng viên, giáo viên phải lấy quá trình tự tập huấn, tự bổi dưỡng, trao đổi thông tin với nhiều phương thức khác nhau để củng cố, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác khảo thí. Đồng thời tiếp tục tham gia một số đợt tập huấn khác với mục đích là có được một đội ngũ làm công tác khảo thi từ cơ sở, từ các trường phổ thông tới các trường cao đẳng, đại học… giúp cho các kỳ thi quốc gia ngày càng nâng cao chất lượng", Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng lưu ý.

Thủy Tiên

Tin nổi bật