Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hôm nay, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới

(DS&PL) -

Hôm nay (5/9), gần 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước tưng bừng dự lễ khai giảng đón chào năm học 2017 - 2018 với hy vọng sẽ có một năm học hiệu quả, không quá áp lực.

Hôm nay (5/9), gần 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước tưng bừng dự lễ khai giảng đón chào năm học 2017 - 2018 với hy vọng sẽ có một năm học hiệu quả, không quá áp lực.

Theo thông tin từ VnExpress, Lễ khai giảng sẽ diễn ra trong một tiếng, bắt đầu từ 7h30, gồm phần lễ với nghi thức chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước; phần hội là các tiết mục văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian. Dự kiến, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các phó thủ tướng sẽ dự lễ khai giảng, đánh trống khai trường tại nhiều cơ sở giáo dục.

Báo Dân Trí đăng tải, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 2017-2018, quy mô mầm non là hơn 5,085 triệu trẻ (gồm 680 nghìn trẻ nhà trẻ và 4,5 triệu trẻ mẫu giáo); giáo dục tiểu học 7,801 triệu học sinh, THCS 5,325 triệu học sinh và THPT là 2,477 triệu học sinh. Đối với các trường cao đẳng sư phạm và các trường đại học có quy mô khoảng 1,753 triệu sinh viên.

Lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: Dân trí

Năm học 2016-2017, toàn ngành giáo dục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện, những nhiệm vụ và giải pháp đặt ra đã có tác động sâu rộng đến nhận thức cũng như hành động của toàn ngành, tạo nên những bước chuyển biến tích cực.

Cụ thể, cả nước đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tỷ lệ trẻ mầm non được đến trường tăng. Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi, đánh giá học sinh phổ thông được tích cực thực hiện; rà soát, giảm các cuộc thi, hội thi.

Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ở cấp Bộ và rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai các điều kiện đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục thường xuyên đã từng bước đa dạng hóa nội dung chương trình giáo dục, thu hút người học. Giáo dục đại học từng bước được siết chặt theo hướng quản lý chất lượng, tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Một trong những điểm sáng trong năm học 2016-2017 là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học phối hợp chuẩn bị kỹ lưỡng, bài Sobản và tổ chức an toàn, nghiêm túc, đảm bảo khách quan, trung thực nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, giảm tốn kém đối với người dân và xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh.

Năm học 2016-2017, các đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học năm 2017 đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay với tổng số 31 huy chương trong đó có 14 huy chương vàng; 13 huy chương bạc, 04 huy chương đồng.

Ghi nhận của Tiền phong, năm nay, Bộ GD&ĐT cũng đã đề nghị các cơ sở đào tạo giãn thời gian, tránh thu cùng một thời điểm đối với các cấp học để hạn chế tối đa tác động của học phí đến chỉ số giá tiêu dùng.

Bộ cũng đề nghị tiết giảm chi phí hoạt động, hạn chế thu các khoản thu ngoài học phí. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu nhà trường phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch, có cơ chế để cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên và các tổ chức khác tham gia giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT còn đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục cam kết và nghiêm túc không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định trong trường học. Các địa phương phải tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm.

Về phía Sở GD&ĐT Hà Nội, Giám đốc Sở Nguyễn Hữu Độ cũng đã đưa ra quy định cụ thể về vấn đề đồng phục cho học sinh.

Theo đó, các trường tuyệt đối không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật