Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hôm nay, các bệnh viện Hà Nội đồng loạt tăng 20% viện phí

(DS&PL) -

Bắt đầu từ hôm nay (1/8), các bệnh viện trực thuộc thành phố Hà Nội sẽ đồng loạt áp dụng viện phí mới, với mức tăng khoảng 20%.

Bắt đầu từ hôm nay (1/8), các bệnh viện trực thuộc thành phố Hà Nội sẽ đồng loạt áp dụng viện phí mới, với mức tăng khoảng 20%.

Theo tin tức trên báo An ninh thủ đô, hôm nay (1/8), các bệnh viện trực thuộc thành phố Hà Nội sẽ đồng loạt áp dụng viện phí mới theo Thông tư 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, với mức tăng khoảng 20%.viện phí

Theo đại diện một số bệnh viện đầu ngành của thành phố như Bệnh viện Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Ung bướu Hà Nội… giá dịch vụ y tế được điều chỉnh đợt này đã cộng thêm các chi phí trực tiếp (như thuốc men, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao…), chi phí tiền lương. Đối tượng áp dụng viện phí mới là người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện nay, thành phố có 82,4% dân số đã có Thẻ BHYT, như vậy, 17,6% dân số còn lại chưa tham gia BHYT sẽ là đối tượng chịu tác động của việc điều chỉnh giá viện phí đợt này.


Các bệnh viện tại Hà Nội đồng loạt tăng viện phí từ ngày hôm nay. Ảnh: An ninh thủ đô

Đây không phải là con số quá cao, hơn nữa, đa số người chưa tham gia BHYT thuộc đối tượng mua BHYT tự nguyện và có mức sống ổn định nên việc tăng giá dịch vụ y tế có thể kiểm soát được, không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của thành phố cũng như không tạo biến động quá lớn.

Trên thực tế, từ tháng 6 vừa qua đã có 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư 02, áp dụng mức tối đa của 1.930 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Hà Nội thuộc nhóm các địa phương thực hiện việc điều chỉnh viện phí ở đợt thứ 2 trong năm 2017, do đó các bệnh viện của thành phố cũng đã có sự chuẩn bị chu đáo.

Ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, 2017 là năm đầu tiên Bệnh viện Xanh Pôn thực hiện tự chủ hoàn toàn, cũng là bệnh viện đa khoa đầu tiên của thành phố tự chủ hoàn toàn.

Những năm gần đây, nguồn kinh phí từ BHYT chiếm tỷ trọng rất lớn, tới 80% tổng nguồn thu của toàn bệnh viện, do đó việc tăng viện phí áp dụng với những người bệnh không có BHYT đợt này sẽ giúp bệnh viện cải thiện được đáng kể nguồn thu ngoài nguồn BHYT.

Song đồng thời với việc này, khi viện phí tăng, để thu hút được bệnh nhân không có BHYT đến khám đòi hỏi bệnh viện cũng phải nỗ lực hơn rất nhiều để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Cũng liên quan đến ngành y tế, báo Hànộimới đưa tin, bắt đầu từ 1/8, 38 bệnh viện tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế sẽ chính thức triển khai việc liên thông kết quả xét nghiệm.

Để thực hiện chủ trương trên, các bệnh viện đã tổ chức rà soát các khoa xét nghiệm, thực hiện nghiêm quy định về quản lý chất lượng xét nghiệm. Cụ thể, các bệnh viện tăng cường nhiều giải pháp để chuẩn hóa chất lượng kết quả xét nghiệm giữa các khoa xét nghiệm trong mỗi bệnh viện, thực hiện đầy đủ nội kiểm, ngoại kiểm; bảo dưỡng, bảo trì trang, thiết bị xét nghiệm theo quy định trước khi làm xét nghiệm cho người bệnh.

Việc liên thông chỉ áp dụng đối với một số loại xét nghiệm, kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định. Mỗi bệnh viện chỉ công nhận kết quả xét nghiệm của bệnh viện khác có chất lượng tương đương hoặc cao hơn.

Với việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện, ước tính chỉ cần giảm được 1% số lượng xét nghiệm phải làm thì số lượng xét nghiệm trong 1 năm có thể giảm được gần 5 triệu lượt; nếu tính mỗi xét nghiệm có giá khoảng 50.000 đồng thì sẽ tiết kiệm được khoảng 237 tỷ đồng/năm.

Theo lộ trình, đến năm 2020, ngành Y tế sẽ thực hiện liên thông xét nghiệm với các bệnh viện trong cùng một tỉnh, thành phố; đến năm 2025 sẽ liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật