Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều: Chuyên gia nhận định về 3 mục tiêu hàng đầu của Triều Tiên

(DS&PL) -

CNN đã đăng tải nhận định của những chuyên gia hàng đầu, đánh giá về 3 mục tiêu hàng đầu của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh lần 2 ở Việt Nam.

CNN đã đăng tải nhận định của những chuyên gia hàng đầu, đánh giá về 3 mục tiêu hàng đầu của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh lần 2 ở Việt Nam.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày mai (27/2). Ảnh: CNN

Một tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên

Bà Jean H. Lee, giám đốc Trung tâm Chính sách công và Lịch sử Hàn Quốc của Hyundai Motor-Korea cho rằng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, cũng giống như Tổng thống Mỹ Donald Trump đều khao khát một thời khắc lịch sử ghi nhận bước ngoặt to lớn. Theo đó, hai nhà lãnh đạo có thể sát cánh bên nhau để tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Một tuyên bố như vậy chưa thực sự là hiệp ước hòa bình chính thức kết thúc chiến tranh, nhưng cũng đủ để ông Kim chiến thắng về mặt tuyên truyền.

Kết thúc Chiến tranh Triều Tiên là mục tiêu mà cả cha và ông nội của ông Kim đều không hoàn thành trước khi qua đời. Nếu có thể ra tuyên bố chung lần này, Chủ tịch Kim Jong-un sẽ có thể cố quyền lực của mình với tư cách là một chính khách và nhà chiến lược quân sự bậc thầy.

Bên cạnh đó, ông có thể chuyển trọng tâm của đất nước khỏi lo ngại chiến tranh, hướng đến phát triển kinh tế. Nó cũng sẽ bắt đầu quá trình dài đàm phán một hiệp ước hòa bình chính thức với Trung Quốc, Liên Hợp Quốc (LHQ) và Mỹ.

Quan trọng hơn, ông Kim sẽ tìm kiếm sự nhượng bộ về kinh tế để đổi lấy việc tái lập quan hệ và hứa sẽ từ bỏ một số điều trong chương trình hạt nhân. Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của LHQ là ưu tiên hàng đầu của Bình Nhưỡng. Một khi các lệnh trừng phạt được nới lỏng, đặc biệt là vào thời điểm Hàn Quốc đã sẵn sàng khởi động lại các dự án kinh tế chung có thể đóng vai trò là huyết mạch kinh tế cũng như xây dựng lại cơ sở hạ tầng đang suy tàn của Triều Tiên.

Đối với ông Kim Jong-un, một lộ trình phi hạt nhân hóa thành công ở Hà Nội sẽ mở đường cho việc Triều Tiên trở lại môi trường quốc tế về chính trị và kinh tế.

Một chiến thắng khiêm tốn khi ra tuyên bố chung

Ông Adam Mount, Uỷ viên cao cấp và Giám đốc Dự án Tư thế Quốc phòng, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ lại cho rằng trên thực tế, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã có được một chiến thắng khiêm tốn tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên ở Singapore. Thỏa thuận chung giữa 2 nhà lãnh đạo về cơ bản đều khá mơ hồ, được đánh giá là có lợi cho Triều Tiên thay vì Mỹ. Sau đó, Washington cũng dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Điều này được cho là sự nhượng bộ đáng ngạc nhiên của Tổng thống Trump.

Tuyên bố chung được ký kết ở Singapore được cho là có lợi với Triều Tiên. Ảnh: Getty

Theo ông Mount, tại sự kiện lần này, rất có thể ông Kim cũng sẽ cố gắng đàm phán, đưa ra những hứa hẹn có phần “bấp bênh”, tìm cách kéo dài thời gian để duy trì hoặc thậm chí là mở rộng, che giấu kho vũ khí của mình. Ít nhất, việc ký kết một thoả thuận mơ hồ, chỉ có tính tượng trưng cũng được xem là thành công của Bình Nhưỡng.

Đối với ông Trump, chỉ có một con đường dẫn đến thành công đó là buộc ông Kim phải đưa ra lựa chọn khó khăn: giải trừ kho vũ khí hạt nhân để đổi lấy các mối quan hệ an ninh tốt hơn và một nền kinh tế cởi mở hơn.

Chấp nhận đóng băng chương trình hạt nhân để giảm bớt lệnh trừng phạt

Ông Tong Zhao, chuyên gia của Chương trình chính sách hạt nhân Carnegie tại trụ sở Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie - Tsinghua lại cho rằng cộng đồng quốc tế cần hiểu rõ các mục tiêu chiến lược của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un liên quan đến những gì sẽ xảy ra trong và sau hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội. Theo ông Tong, ông Kim dường như có hai mục tiêu chiến lược.

Đầu tiên, ông Kim Jong-un muốn duy trì răn đe chiến lược hạt nhân độc lập để bảo vệ an ninh quốc gia. Trừ khi Mỹ có thể xây dựng niềm tin thực sự với Triều Tiên (điều mà có thể mất hàng thập kỷ nếu mọi việc suôn sẻ), nếu không, Bình Nhưỡng sẽ không hoàn toàn giải trừ hạt nhân “hoàn toàn” và “không thể đảo ngược”.

Vì lý do này, cộng đồng quốc tế không nên mong đợi bất kỳ sự nhượng bộ nào từ Triều Tiên trong việc làm suy yếu khả năng duy trì khả năng răn đe hạt nhân hiện tại của họ trong tương lai gần.

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chấp nhận chỉ một thỏa thuận tập trung vào đóng băng các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như ngăn chặn sự phát triển hơn nữa, thay vì loại bỏ các yếu tố cốt lõi thì nghĩa là Chủ tịch Kim đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất: vẫn có thể giữ nguyên kho vũ khí và nhận lại sự nới lỏng lệnh trừng phạt.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)

Tin nổi bật