Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều bị hoãn sẽ gây ra những hậu quả nào?

(DS&PL) -

Chuyên gia của Bloomberg đã nêu lên những hậu quả xấu có thể xảy ra nếu hội nghị Mỹ - Triều thực sự bị hoãn vô thời hạn hoặc hủy bỏ.

Chuyên gia của Bloomberg đã nêu lên những hậu quả xấu có thể xảy ra nếu hội nghị Mỹ - Triều thực sự bị hoãn vô thời hạn hoặc hủy bỏ.

Những cảnh báo mới nhất từ phía Triều Tiên vẫn chưa thực sự phá hỏng toàn bộ những thỏa thuận trước đó giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong Un, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy Washington có thể thất bại trong cuộc đàm phán này.

Tuyên bố của một trong những nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu Triều Tiên đã thể hiện mâu thuẫn cơ bản trong mục đích cuộc họp ngày 12/6 tại Singapore. Mỹ muốn thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa “nhanh nhất có thể", còn Triều Tiên vẫn chưa cam kết bất cứ một lịch trình cụ thể nào. Trong thời gian chờ đợi, lãnh đạo Kim cần thúc đẩy thương mại, nguồn đầu tư và viện trợ.

Trường hợp của cựu Tổng thống Libya Muammar Qaddafi sẽ khiến Triều Tiên cẩn trọng. Mỹ cần tập trung vào việc viện dẫn các ý nghĩa hòa bình khu vực thay vì đe dọa và tạo sức ép. Ngoài ra, các quốc gia khác trong khu vực đã và đang làm tốt trách nhiệm của mình.

Hai nhân vật hóa trang thành Lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump tại Olympic Pyeongchang 2018 - Ảnh: Getty


Đối với Triều Tiên, những điều kiện quá phức tạp, các phát ngôn bất nhất và thời gian kéo dài có thể khiến Mỹ từ bỏ. Lệnh cấm vận khi được tái áp dụng sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho quốc gia này. Bình Nhưỡng hoàn toàn có quyền tiếp tục duy trì nghiên cứu vũ khí hạt nhân như những gì Iran đang thực hiện. Một số quan chức Mỹ đang quá lạc quan khi tin rằng Tổng thống Trump có quyền đồng ý gặp lãnh đạo Kim mà không cần bất kỳ sự nhượng bộ nào. Một khởi đầu như vậy cho thấy người Mỹ đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào thỏa thuận phi hạt nhân và tài thương thuyết của ông Trump. Tuy nhiên, theo Bloomberg, khả năng thất bại là điều có thể dự đoán.

Về phía Mỹ, duy trì chiến dịch toàn cầu “đặt áp lực tối đa” với Triều Tiên - đặc biệt là các hạn chế thương mại chưa từng có của Trung Quốc trong năm 2017 - sẽ không dễ dàng nếu hội nghị bị hoãn lại. Khả năng này đặt Tổng thống Trump vào một tình thế bị động và cần nhiều cuộc thảo luận khác với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để xác định được quyết định tiếp theo. Điều tương tự cũng xảy ra với Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.

Nếu các cuộc đàm phán thất bại và các quốc gia không còn tin tưởng vào kế hoạch của Washington, thì thất bại lớn nhất của Mỹ không chỉ là vấn đề hạt nhân, đó còn là uy tín.

Thu Phương (Theo Bloomberg)

Tin nổi bật