Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hội Nghị thượng định G20 năm 2019: Những thử nghiệm về hợp tác quốc tế trong tình hình mới

(DS&PL) -

Vào 2 ngày cuối tháng 6 (28,29) Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã diễn ra tại thành phố Osaka phía Tây Nhật Bản.

Vào 2 ngày cuối tháng 6 (28,29) Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã diễn ra tại thành phố Osaka phía Tây Nhật Bản. Cùng với nhiêu cuộc gặp song phương, lãnh đạo các nước G20 đã ra một tuyên bố chung thúc đẩy thương mại toàn cầu.

Trong bối cảnh năm thứ 2 thế giới phải đối mặt với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Hội nghị lần này vẫn chưa đạt được cam kết chống chế độ bảo hộ. Tuyên bố G20 năm nay nêu rõ, các quốc gia  sẽ thúc đẩy thương mại "tự do, công bằng và không phân biệt đối xử" cũng như cam kết sử dụng "tất cả các công cụ chính sách" để hỗ trợ kinh tế toàn cầu khi căng thẳng thương mại và địa chính trị gia tăng.

Bên lề hội nghị, ngày 28 tháng 6 năm 2019, tạp chí the Time đã công bố bài viết của Madeleine Albright nguyên là Ngoại trưởng Hoa Kỳ lần thứ 64 (1997-2001) và Susana Malcorra từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Argentina từ năm 2015 đến 2017, với nhan đề  “This Year’s G20 Sumit is a Mạjor test of International Cooperation in a Trying time” được dịch là “ Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay là một thử nghiệm lớn về hợp tác quốc tế trong thời gian thử thách”. Chúng tôi lược dịch nội dung bài viết để cùng trao đổi.

Mở đầu bài viết M.Albrigh và S. Malcorra nêu rõ, các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới được triệu tập họp Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 14 vào thứ  sáu 28 tháng 6 tại Osaka, Nhật Bản. Thay vì thảo luận các chủ đề tăng trưởng, đổi mới và sức khỏe bền vững ; những cuộc bàn thảo lần này có thể bao gồm những cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, mặc dù  bước đột phá trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể xảy ra; cuộc gặp mặt  ba bên giữa Ấn Độ, Narendra Modi, Nga, Vladimir Vladimir Putin và Tập Cận Bình cũng là sẽ là chủ đề thu hút được sự chú ý rất lớn. Trong khi các cuộc đàm phán quan trọng có thể diễn ra, tác giả bài viết cho rằng, lãnh đạo các quốc gia không được làm lu mờ thông điệp hợp tác quốc tế.  Hợp tác quốc tế và những nền tảng tạo điều kiện cho sự hợp tác này là vấn đề lớn của Hội nghị G20 năm nay.

Trong thời đại chủ nghĩa dân tộc dâng cao, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, và NATO  trong nhiều vòng đàm phán đã trở thành những túi đấm hùng biện. Tuy nhiên, sự xuất hiện và thành công của G20 lại chỉ ra rằng, hệ thống quốc tế  này có khả năng phục hồi và linh hoạt hơn so với hầu hết những người có xu hướng giả định.

Là một cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ và một cựu Bộ trưởng Ngoại giao Argentina (nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tháng 11năm 2018),.Albrigh và Malcorra nhận thấy, G20 là một nền tảng quan trọng cho hợp tác quốc tế. Thông qua Diễn đàn Bộ trưởng Aspen, một mạng lưới các cựu bộ trưởng ngoại giao, họ đã đề xuất sáng kiến cải cách hệ thống quốc tế để đáp ứng những thách thức mới. Theo đó, các tổ chức thích ứng như G20 là trung tâm của nỗ lực này.

Được thành lập như một diễn đàn dành cho các bộ trưởng tài chính để xem xét phản ứng đối với tổ chức và tìm cách ngăn chặn khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 1999, G20  đã tập hợp các cường quốc kinh tế lớn và các nước đang phát triển nổi bật. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, G20 đã mở rộng chương trình nghị sự và hình thành các hội nghị lãnh đạo thượng đỉnh. Hội nghị thượng đỉnh G20 được sử dụng như một thời gian để các nguyên thủ quốc gia thảo luận về những thách thức cấp bách toàn cầu như  từ cuộc tấn công khủng bố ở Paris đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và cuộc khủng hoảng nợ của Eurozone.

Ứng phó với khủng hoảng cần là nôi dung cốt lõi của G20. Tại hội nghi Osaka năm ny, sẽ có các cuộc thảo luận quan trọng về tác động toàn cầu của cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung, chương trình hạt nhân của Triều Tiên và những  căng thẳng ở vùng Vịnh. Nhưng với khó khăn phải đối mặt về trật tự dựa trên các quy tắc hiện tại, đòi hỏi Hội nghị Osaka phải vượt ra ngoài quản lý khủng hoảng và hướng tới xây dựng sự đồng thuận.Điều này đặc biệt đúng đối với ba vấn đề không thể giải quyết bởi bất kỳ quốc gia nào nếu hành động một mình. Đó là thương mại, biến đổi khí hậu và nền kinh tế kỹ thuật số.

Với nhiệm vụ khi thành lập, G20 rất phù hợp cho những thảo luận về thương mại.Cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cần nằm trong chương trình nghị sự tại Osaka. Thương mại là sự kết hợp  tổng hợp tích cực nhằm hạ giá thành, tăng cường tính đa dạng của hàng hóa có sẵn và nói chung  là nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng hệ thống thương mại toàn cầu hiện hữu đang bị bao vây khi nhiều quốc gia, đáng chú ý nhất là Hoa Kỳ, đang đưa ra hàng rào thuế quan và tăng thuế. Trượt sang chủ nghĩa đơn phương của chủ nghĩa bảo hộ gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu sẽ làm suy yếu khả năng WTO trong thực thi một bộ quy tắc chung.

Trong khi thuế quan đặt ra những mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, thì biến đổi khí hậu lại có nhiều hiểm họa dài hạn ở tất cả mọi quốc gia. Trước nguy cơ cấp bách này, cơ quan hành chính Hoa Kỳ hiện đứng một mình. Hội nghị thượng đỉnh G20 năm trước tại Argentina, tất cả các nước G20 (trừ Hoa Kỳ ) đã tái khẳng định cam kết của họ đối với Hiệp định khí hậu Paris. Mặc dù điều này khó có thể thay đổi ở Osaka, song  G20 vẫn cần là một cơ chế hữu ích để nâng cao nhận thức, duy trì áp lực và xây dựng cam kết bền vững cho hành động đối với biến đổi khí hậu.

Nền kinh tế kỹ thuật số, nơi hợp tác quốc tế có thể làm thay đổi thế giới, lại là một lĩnh vực khác. Những rủi ro đối với kinh tế toàn cầu thường xuyên diễn ra do một số chủ thể quốc gia và tổ chức phi chính phủ thực hiện những cuộc tấn công và tấn công mạng tiếp tục gia tăng. Nỗ lực đang tiến hành để thiết lập các chuẩn mực quốc tế cho không gian mạng là hành động đáng khích lệ. Những nỗ lực này cần được hưởng lợi từ những cam kết của lãnh đạo G20 để xây dựng lòng tin, tạo điều kiện cho luồng dữ liệu tự do và giảm nguy cơ xung đột trong không gian mạng.

Từ kinh nghiệm của bản thân, M.Albrigh và S. Malcorra nhận thấy, những người đưa ra quyết định từ các nước khác nhau trong cùng một phòng họp thường như một trận chiến để từ đó có thể tổ chức hợp tác thành công. Quan hệ tương tác giữa người với người tạo ra sự hiểu biết, và theo lời của Tổng thống Harry Truman, chính sự hiểu biết này có thể  mang đến cho chúng ta khả năng có được hòa bình.

Hợp tác quốc tế không phải là công việc riêng của một nguyên thủ quốc gia. Công dân của mọi nước tham gia cần thu hút các nhà lãnh đạo và ủng hộ các nghị quyết đối với những vấn đề mà họ thấy cấp bách. Tùy thuộc vào mỗi người dân, đặc biệt là ở các quốc gia được bầu cử dân chủ, họ phải nắm lấy sự hợp tác và tìm kiếm các giải pháp chung. Nếu không, sẽ không có lời giải thích hợp cho những vấn đề cần được chia sẻ . Trật tự dựa trên các quy tắc chúng ta được hưởng trong thời kỳ hậu Thế chiến đang có nguy cơ tan vỡ. Chỉ bằng cách tập hợp các cá nhân, chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức dân sự và các tổ chức thích nghi như G20, chúng ta mới có thể tạo ra thay đổi có ý nghĩa

TS. Lê Thành Ý/Sức Khỏe 365                                                                      

Tin nổi bật