Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga: Tuyên bố chung gồm nhiều vấn đề nóng

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Hội nghị thượng đỉnh Kazan là cơ hội chưa từng có để BRICS vẽ nên bản đồ hợp tác quốc tế mới.

The Washington Post đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón nhiều nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và BRICS mở rộng.

Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Kazan, cách Moscow khoảng 450 dặm về phía đông, giữa bối cảnh xung đột Nga- Ukraine vẫn đang tiếp diễn, trong khi các chuyên gia cho biết danh tiếng của Mỹ đang suy yếu ở nhiều nước Nam Bán cầu vì ủng hộ cuộc chiến của Israel ở Gaza. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và BRICS mở rộng. Ảnh: Reuters

BRICS là gì?

BRICS ban đầu là BRIC - viết tắt của tên các quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc — những thành viên ban đầu của nhóm, đã có hội nghị thượng đỉnh chính thức đầu tiên vào năm 2009 tại Yekaterinburg, Nga. Nam Phi được mời tham gia vào năm sau, đồng thời thêm chữ “S” vào tên của nhóm.

BRIC có nguồn gốc từ một bài nghiên cứu năm 2001 của ông Jim O'Neill, khi đó là giám đốc Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu tại Goldman Sachs, trong đó xem xét bốn nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng là "động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai”.

Trong bài báo năm 2001, ông O'Neill dự đoán rằng trong 10 năm sau đó, các nước BRIC, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ phát triển và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP thế giới và khuyến nghị nên tổ chức lại các diễn đàn hoạch định chính sách thế giới để kết nạp đại diện nước này.

Các nhà lãnh đạo của nhóm thường họp mặt hàng năm, mỗi quốc gia luân phiên giữ chức chủ tịch nhóm trong một năm.

Khối hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Ngoài địa chính trị, trọng tâm của nhóm còn bao gồm hợp tác kinh tế, tăng cường thương mại và phát triển đa phương.

Những nước nào thuộc BRICS?

Ngoài 5 thành viên lâu năm, BRICS hiện còn bao gồm Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Hội nghị thượng đỉnh tuần này là hội nghị đầu tiên kể từ khi khối mở rộng, được ông Tập Cận Bình ca ngợi vào năm ngoái là khoảnh khắc "lịch sử" đánh dấu "điểm khởi đầu mới cho hợp tác BRICS".

Theo Tổng thống Putin, có tới 30 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập. Trong số đó có Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã nộp đơn xin gia nhập, theo thông báo của Điện Kremlin vào tháng 9 và nước này sẽ là thành viên NATO đầu tiên gia nhập.

Điện Kremlin đồng thời cho biết hội nghị BRICS sẽ thảo luận về một công thức để các "đối tác" hạng hai trở thành thành viên chính thức. Mười ba thành viên tiềm năng mới đã được chấp thuận, theo trợ lý tổng thống Nga Yuri Ushakov.

Những ai tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay?

Có 38 quốc gia được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh lần này. Các nhà lãnh đạo từ hầu hết các quốc gia thành viên đều tham dự.

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cũng tham dự sự kiện.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự buổi hòa nhạc bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan (Nga). Ảnh: An ninh Thủ đô

Tuyên bố chung

Với chủ đề chính là “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng”, sự chú ý của cộng đồng thế giới đã đổ dồn vào Kazan để dõi theo triển vọng tăng cường hợp tác hơn nữa giữa các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Brazil và các nước khác trong bối cảnh một thế giới bị chia rẽ và thay đổi nhanh chóng do các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra ở Ukraine và Trung Đông.

Hội nghị thượng đỉnh Kazan là cơ hội chưa từng có để BRICS vẽ nên bản đồ hợp tác quốc tế mới. Hội nghị có thể đưa ra một tầm nhìn mới về chủ nghĩa đa phương, bao trùm hơn và phù hợp hơn với thực tế hiện tại. Mô hình này có thể tạo ra sự tương hỗ giữa các quốc gia ở Nam bán cầu, đề xuất một giải pháp thay thế cho sự cứng nhắc của khuôn khổ phương Tây hiện tại. Hội nghị thượng đỉnh lần này cũng có thể mở ra một cơ hội cho các nước Nam bán cầu, những nước muốn lên tiếng trên trường quốc tế nhưng hiện gần như không có tiếng nói trong các quyết định mang tính toàn cầu.

Ngày 23/10, Hội nghị đã thông qua tuyên bố chung, trong đó đưa ra những đánh giá tổng thể về tình hình thế giới cũng như các mục tiêu dài hạn của nhóm.

Theo tuyên bố chung, lãnh đạo các nước đã xác định rõ các tiêu chí và quy định liên quan đến danh mục quốc gia đối tác, đồng thời bày tỏ hoan nghênh sự quan tâm lớn từ các quốc gia ở Nam Bán cầu đối với BRICS. Các nhà lãnh đạo cũng cam kết "tiếp tục thúc đẩy phát triển thể chế BRICS”.

Bên cạnh đó, tuyên bố chung kêu gọi một lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza, hối thúc Isreal chấm dứt chiến dịch quân sự tại miền Nam Liban; ghi nhận các đề xuất về trung gian hòa hiair nhằm đạt được giải pháp hòa bình thông qua đối thoại và ngoại giao cho xung đột Nga-Ukraine; Ủng hộ các sáng kiến phát triển hệ thống cảnh báo sớm tích hợp của BRICS để phòng ngừa các rủi ro về bệnh truyền nhiễm; cam kết tăng cường hợp tác để giảm khí thải nhà kính.

Tin nổi bật