Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hội Luật gia tỉnh Cà Mau: Cầu nối pháp luật và đời sống, điểm sáng trong phổ biến, giáo dục pháp luật

  • Trần Tuấn - Mỹ Hậu
(DS&PL) -

Với những con số ấn tượng và các hoạt động thiết thực hướng về cơ sở, Hội Luật gia tỉnh Cà Mau đang trở thành điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hỗ trợ pháp lý cho người dân.

Cầu nối quan trọng giữa pháp luật và đời sống

Trong bối cảnh tỉnh Cà Mau không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng và thực hiện nghiêm chủ trương sắp xếp tinh gọn bộ máy theo định hướng của Đảng, vai trò của Hội Luật gia ngày càng khẳng định là cầu nối quan trọng giữa pháp luật và đời sống. 

Với những con số ấn tượng và các hoạt động thiết thực hướng về cơ sở, Hội Luật gia tỉnh Cà Mau đang trở thành điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hỗ trợ pháp lý cho người dân.

Luật gia Nguyễn Thanh Reo, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Cà Mau.

Quý I năm 2025, Hội Luật gia tỉnh Cà Mau đã chứng minh sức mạnh của sự đoàn kết và trách nhiệm với 63 văn bản được ban hành, bao gồm nghị quyết, quyết định, quy chế, kế hoạch và công văn, nhằm quán triệt và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. 

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ ba khóa V, với sự tham gia của 40 đại biểu, đã tổng kết thành tựu năm 2024 và định hướng cho năm 2025, trong đó nổi bật là việc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIV (2024-2029). 

Đặc biệt, Luật gia Nguyễn Thanh Reo, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Cà Mau, đã vinh dự trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, khẳng định vị thế của địa phương trên bản đồ pháp lý quốc gia.

Điểm sáng trong công tác phổ biến pháp luật

Một trong những điểm sáng lớn nhất của Hội Luât gia Cà Mau là công tác PBGDPL, với 165 cuộc tuyên truyền được tổ chức, thu hút 4.265 lượt người tham dự. 

Không chỉ dừng lại ở các buổi tập trung, Hội còn tham gia biên soạn, thiết kế 21 tờ gấp pháp luật điện tử và tham gia thẩm định bộ câu hỏi 300 câu và phát động cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn", tạo ra những công cụ trực quan, dễ tiếp cận cho người dân.

Hội thường xuyên tổ chức tập huấn pháp luật cho hội viên, trưởng ấp, khóm, Ban công tác mặt trận và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở.

Sự hiện diện của Hội trên không gian số cũng đáng chú ý. Trong Quý I, 203 tin bài được đăng tải trên Trang thông tin PBGDPL tỉnh, thu hút 119.360 lượt xem (lũy kế đạt 1.677.908 lượt xem), cùng 20 infographic trên Zalo và 180 tin bài trên Facebook PBGDPL Cà Mau.

Nội dung tuyên truyền phong phú, từ Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Hôn nhân và gia đình đến Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung), đã giúp người dân tại các vùng sâu, vùng xa tiếp cận pháp luật một cách hiệu quả.

Hội Luật gia tỉnh Cà Mau đặc biệt chú trọng công tác hướng về cơ sở, nơi người dân thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận pháp lý. 

Điển hình là mô hình nhóm "Zalo PBGDPL" tại huyện Ngọc Hiển, với 67 nhóm được thành lập, bao gồm 1 nhóm cấp huyện (92 thành viên), 7 nhóm cấp xã (251 thành viên) và 59 nhóm cấp ấp, khóm (1.173 thành viên). 

Tần suất chia sẻ tài liệu từ 2 đến 5 lần/tháng đã giúp hơn 1.000 lượt văn bản, tài liệu pháp luật được lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực cho báo cáo viên, tuyên truyền viên và tổ hòa giải tại địa phương.

Quý I, toàn tỉnh Cà Mau ghi nhận 62 vụ việc tư vấn pháp luật và 390 trường hợp được trợ giúp pháp lý, phục vụ 645 lượt người. Các huyện như Năm Căn (337 vụ), Thới Bình (32 trường hợp) và Ngọc Hiển (29 trường hợp) là những nơi dẫn đầu, cho thấy sự nỗ lực không ngừng của Hội trong việc đưa pháp luật đến từng ngõ ngách của cộng đồng.

Hội Luật gia tỉnh Cà Mau đặc biệt chú trọng công tác PBGDPL hướng về cơ sở.

Công tác hòa giải ở cơ sở cũng được đẩy mạnh, với vai trò của Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Cà Mau là thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp, khiếu nại của tỉnh. Điều này không chỉ giúp giảm tải cho hệ thống tư pháp mà còn xây dựng tinh thần thượng tôn pháp luật ngay từ cộng đồng cơ sở.

Với 1.073 hội viên (trong đó 266 nữ và 13 hội viên mới được phát triển trong Quý I), Hội đang từng bước củng cố đội ngũ. 

Việc tham gia góp ý 35 văn bản quy phạm pháp luật và rà soát theo thẩm quyền 80 văn bản cho thấy vai trò quan trọng của Hội trong xây dựng chính sách, pháp luật. Hơn nữa, sự phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh như Sở Tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau... đã tạo nên một mạng lưới hỗ trợ pháp lý vững chắc.

Hướng đến Quý II năm 2025, Hội Luật gia tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu cao với việc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Hội Luật gia Việt Nam và Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ V. Các kế hoạch như Chương trình số 57/CTr-HLGVN (20/02/2025) và Đề án "Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác PBGDPL giai đoạn 2024-2030" sẽ được hiện thực hóa, tập trung vào nâng cao chất lượng tuyên truyền và hỗ trợ pháp lý.

Hội cũng đề xuất tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng cho lãnh đạo và văn phòng Hội, đồng thời đẩy mạnh phát triển chi hội tại xã, phường, thị trấn và các sở, ngành tỉnh. Sự kiện kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Luật gia Việt Nam (4/4/1955 - 4/4/2025) với 16 kỷ niệm chương đề nghị Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam trao tặng là minh chứng cho tinh thần tự hào và trách nhiệm của Hội Luật gia Cà Mau.

Tin nổi bật