Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Học sinh lớp 5 “chế” ca dao, tục ngữ trong bài thi

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Câu ca dao “Tháng năm chưa nằm đã sáng/Tháng mười chưa cười đã tối” được một học sinh lớp 5 “chế” thành “Tháng năm chưa nằm đã đứng/Tháng mười chưa cười đã ngồi.

(ĐSPL) - Câu ca dao “Tháng năm chưa nằm đã sáng/Tháng mười chưa cười đã tối” được một học sinh lớp 5 “chế” hồn nhiên thành “Tháng năm chưa nằm đã đứng/Tháng mười chưa cười đã ngồi”.

Sáng 11/6, trường Lương Thế Vinh (Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6 với 2 môn thi Toán và Ngữ văn.

Bài văn của học sinh lớp 5. (Ảnh minh họa)

Năm nay, trường Lương Thế Vinh tuyển 500 chỉ tiêu vào lớp 6, tuy nhiên số lượng học sinh đăng ký dự thi lên đến 3500 học sinh. Trong ngày đầu tiên chấm thi, PGS Văn Như Cương thông báo điểm cao nhất môn Ngữ văn là 8 điểm.

Đặc biệt, chiều cùng ngày, một tình huống đặc biệt đã khiến PGS Văn Như Cương - Nguyên Hiệu trưởng nhà trường thích thú và chia sẻ trên mạng xã hội đó là những câu trả lời của một số học sinh trong bài làm môn Ngữ văn.

Đề thi có câu hỏi sau đây: "Điền các cặp từ trái nghĩa vào các chỗ trống để hoàn thành các câu ca dao, tục ngữ sau: 

a) Trống đánh…. kèn thổi ….

b) Khi vui muốn….buồn tênh lại ……

c) Bóc… cắn….

d) Tháng năm chưa nằm đã…. Tháng mười chưa cười đã…."

Với yêu cầu này, một số em đã có những câu trả lời không đúng đáp án nhưng lại khiến PGS Văn Như Cương bất ngờ vì cảm thấy rất thú vị.

Một số bạn viết: “Trống đánh cao, kèn thổi thấp” hay “Trống đánh to, kèn thổi bé” hoặc “Trống đánh nhanh, kèn thổi chậm”.

Hoặc có em làm đáp án với câu khác rằng: “Khi vui muốn cuời, buồn tênh lại khóc” hay có em ghi “Khi vui muốn đứng, buồn tênh lại nằm”.

Với câu hỏi “Bóc … cắn….", có em nghĩ ra từ “Bóc vỏ cắn ruột” hoặc “Bóc lạc cắn khoai” và  “Bóc ít cắn nhiều”.

Câu ca dao “Tháng năm chưa nằm đã sáng/Tháng mười chưa cười đã tối” được một học sinh biến thể hồn nhiên thành “Tháng năm chưa nằm đã đứng/Tháng mười chưa cười đã ngồi”.

Trên mạng xã hội, chia sẻ này của PGS Văn Như Cương đã nhận được gần 3.000 lượt thích, bình luận với nhiều ý kiến của các thành viên. 

Bày tỏ suy nghĩ về những bài thi này, một ý kiến cho rằng: "Tôi rất thích tư duy sáng tạo này của các em. Nếu có khả năng tôi muốn nhận hết các em này vào trường để dạy học".

Theo PGS Văn Như Cương, đề thi này nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng văn mẫu của học sinh, việc chấm thi cũng rất cởi mở khuyến khích các em viết đúng, chân thật. Tuy nhiên, câu hỏi điền vào chỗ trống này phải chính xác đáp án mới được chấm. "Tôi rất tiếc nếu các em chỉ vì mất một điểm ở câu hỏi này mà không đỗ", thầy Cương chia sẻ.

 

Tin nổi bật