Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Học ngành Marketing có phải đi bán hàng không?

  • Thục Hiền
(DS&PL) -

Marketing đang là một ngành học thu hút sự chú ý của nhiều học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc về cơ hội việc làm của ngành này, liệu rằng marketing có phải là đi bán hàng hay không?

Theo báo VTC News, ngành Marketing đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ theo học khối tự nhiên. Tuy nhiên, không ít bạn thắc mắc về cơ hội việc làm của ngành này, liệu Marketing có phải là đi bán hàng không.

Hiểu rõ về ngành Marketing

Để biết ngành Marketing có phải thực hiện công việc bán hàng không, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu Marketing là gì và nguồn gốc của ngành này.

Khi sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển, sự trao đổi cũng phát triển theo. Trong quá trình trao đổi, có hai mâu thuẫn chủ yếu, đó là mâu thuẫn giữa người bán với người mua và giữa người bán với nhau.

Năm 2024, các trường đại học tiếp tục tuyển sinh bằng phương thức học bạ. Ảnh: Dân Trí

Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh bán hàng như cho khách hàng đổi trả, tôn trọng khách hàng, tìm hiểu ý muốn của khách hàng để đáp ứng, chính sách quà tặng theo dõi nhu cầu của họ.

Ở thời điểm hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng, Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra.

Từ đó, quan niệm Marketing là hình ảnh người bán hàng tay xách những sản phẩm đi chào bán, quảng bá hình ảnh, tiếp thị sản phẩm không còn. Thay vào đó, Marketing bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ.

Mục tiêu cuối cùng ngành Marketing hướng đến là xây dựng và phát triển thương hiệu, làm cầu nối thắt chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Cơ hội nghề nghiệp

Báo Lao Động thông tin, với sự phát triển của nền kinh tế cùng với sự nở rộ của các doanh nghiệp, các nhãn hàng, thương hiệu khiến vài năm trở lại đây, cử nhân theo học ngành Marketing khi ra trường có cơ hội việc làm rất tốt.

Bộ phận marketing giúp doanh nghiệp biết phân tích thị trường, nhu cầu khách hàng và giải quyết nhu cầu đó bằng sản phẩm của công ty thông qua các công cụ như quảng cáo, PR, truyền thông,…

Phạm vi ứng dụng marketing rất rộng, trong nhiều lĩnh vực như: xây dựng thương hiệu, hoạt động bán hàng, nghiên cứu, phân tích người tiêu dùng, nghiên cứu marketing doanh nghiệp, tín dụng, vận chuyển, bao bì đóng gói, bán sỉ, bán lẻ, hình thành giá cả, quảng cáo, mối quan hệ xã hội, bảo hành sản phẩm, hoạch định sản phẩm,…

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại nhiều công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hoặc các tập đoàn đa quốc gia, làm việc cho các nhãn hàng hay thương hiệu quốc tế…

Cụ thể, một số vị trí công việc như sau: Giám đốc Marketing, Chuyên viên marketing, Nhân viên nghiên cứu thị trường, Content marketing, Điều phối viên marketing, Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu, Giảng dạy, nghiên cứu về Marketing, Quản trị Marketing.

Những yếu tố cần thiết để học marketing

Theo bà Đinh Thuý Ngọc Mai  - Quản lý Sales & Marketing tại Think Education, marketing luôn theo xu hướng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vì thế để có thể làm tốt công việc của ngành này cũng đòi hỏi ở ứng viên nhiều kiến thức và kỹ năng cơ bản. Một số yếu tố phù hợp để học ngành này là sự năng động, khả năng bắt kịp xu hướng mới, có sự sáng tạo, thiết kế, chịu khó, chăm chỉ, chịu được áp lực công việc.

Bên cạnh đó, marketing hiện nay không chỉ là xu hướng trong nước mà còn là tiếp cận nước ngoài. Vì thế bà Mai cho rằng, muốn làm thật tốt mảng này cần có khả năng ngoại ngữ tốt, có thể không xuất sắc trong kỹ năng nghe nói nhưng cần khả năng đọc hiểu.

“Marketing là một ngành luôn luôn cần người, vì đặc trưng của nó là theo xu hướng người dùng. Do đó, luôn phải cập nhật xu hướng mới nhất. Khối ngành này luôn hot và cần nhân lực đặc biệt là những bạn trẻ, những bạn thế hệ Gen Z có khả năng tư duy và sáng tạo rất hay nên khả năng thích nghi, phù hợp với ngành rất tốt”, bà Mai cho hay.

Từ các thông tin trên, thí sinh đã có thể trả lời câu hỏi bản thân mình có phù hợp với học ngành Marketing hay không, học ngành Marketing ra làm gì. Từ đó, các bạn xác định ngành học, trường học phù hợp. Thí sinh có thể tham khảo học ngành Marketing tại một số trường như: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Gia Định, Đại học FPT, Trường ĐH Tài chính - Marketing...

Thục Hiền (T/h)

 

Tin nổi bật