Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hoa quả Trung Quốc: Dùng sáp sinh học bọc ngoài có hại?

(DS&PL) -

“Sở dĩ nhiều loại hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam để được hàng tháng trời là do hiện nay được sử dụng loại sáp để “bao” bên ngoài"

ông Lê Sơn Hà - Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) khẳng định: “Sở dĩ nhiều loại hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam để được hàng tháng trời là do hiện nay được sử dụng loại sáp để “bao” bên ngoài. Vậy sáp này có độc hại sức khỏe con người?

Trong khi các chuyên gia cho biết, các loại hoa quả nhập khẩu Trung Quốc có sử dụng chất bảo quản chắc chắn có độc hại thì Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) lại có câu trả lời ngược lại?

Thời gian gần đây, thông tin về hoa quả nhập khẩu Trung Quốc được ngâm, tẩm hóa chất độc hại lại xuất hiện với tần suất dày trên các trang mạng xã hội. Nhiều người tiêu dùng cũng đã thử mua các loại hoa quả về để kiểm chứng và cho thấy, một số loại hoa quả có thể tươi đến hàng tháng trời mà không cần bảo quản.

Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thơ - Phó Chủ tịch Hội khoa học Kỹ thuật bảo vệ thực vật cho biết, hoa quả Trung Quốc thường được sử dụng các hóa chất cho thời gian bảo quản rất lâu, lên tới hàng tháng trời, như vậy chắc chắn có độc hại. Nhưng độc hại đến đâu, có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thế nào, cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu và đưa ra kết quả.

Nho Trung Quốc được người bán hàng giới thiệu là “nho Mỹ”. (Ảnh: Lao Động)

Trước thông tin 2 năm gần đây không phát hiện lô hàng nông sản có hóa chất độc hại của Trung Quốc vào Việt Nam, ông Nguyễn Thơ cũng bày tỏ e ngại: “Liệu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam là sạch thật, hay họ sử dụng loại hoát chất mà điều kiện kỹ thuật của Việt Nam chưa thể phát hiện ra?”.

Lý giải vấn đề này, ông Lê Sơn Hà - Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) khẳng định: “Sở dĩ nhiều loại hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam để được hàng tháng trời là do hiện nay được sử dụng loại sáp để “bao” bên ngoài chống lại sự thoát hơi nước để giữ hoa quả tươi lâu hơn, đồng thời ngăn cản sự xâm nhập của nấm mốc và các loại vi sinh vật gây thối, hỏng.

Thực ra, tùy loại quả, do đặc điểm sinh học thì để được lâu hơn. Lê, táo, cam, quýt được dùng sáp sinh học (ăn được) để phủ bên ngoài. Loại sáp này an toàn, có tác dụng giảm hô hấp để quả ít thoát hơi nước, giảm vi sinh vật, ngăn nấm gây hại xâm nhập, chống mốc lâu hơn”.

Cục Bảo vệ thực vật cũng đã có đề tài lấy mẫu tất cả các loại quả có trên thị trường để quét xem có hóa chất bảo quản nào không thì vẫn chưa phát hiện ra hóa chất nào vượt ngưỡng cho phép vi phạm quy định của Việt Nam. Mặc dù vậy, Cục Bảo vệ thực vật vẫn tiếp tục tăng cường giám sát, kiểm tra theo đúng quy định, không để lọt các hoa quả không đảm bảo an toàn vào Việt Nam.

“Toàn bộ hoa quả Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam cả đường tiểu ngạch và chính ngạch đều được kiểm dịch thực vật, nếu vi phạm quy định của Việt Nam đều không được nhập khẩu”, ông Lê Sơn Hà khẳng định.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Trước đó, trên báo An ninh Thủ đô, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Trường đại học bách khoa Hà Nội cho biết, trên thực tế người Trung Quốc không mang hàng hóa vào Việt Nam bán trực tiếp mà do thương lái Việt Nam qua Trung Quốc mua về rồi bán. Quá trình vận chuyển đường xa, sợ hao hụt lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận nên các thương lái Việt đã yêu cầu hoặc mua các loại hóa chất bảo quản trái cây, rau quả ít hư hỏng và tươi được lâu.

Khi hàng qua cửa khẩu kiểm soát không kỹ để lọt hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào thị trường trong nước, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Việc “phù phép” hàng Trung Quốc thành hàng Việt hay gán mác nước ngoài để lừa bán cho người tiêu dùng trong nước cũng là “chiêu” của các thương lái Việt. Vì thế, cần quản lý, kiểm soát thật chặt hàng hóa tại các cửa khẩu. Nếu phát hiện không đảm bảo an toàn thực phẩm không cho nhập vào; đồng thời các vùng sản xuất trái cây, rau quả trong nước nên có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng sẽ khó bị giả danh.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trách nhiệm của các cơ quan quản lý là đưa ra các kết luận xác đáng để người tiêu dùng không bị hoang mang.Bên cạnh đó cũng cần sớm có một nghiên cứu, kiểm kiệm khách quan, nếu hoa quả Trung Quốc thực sự độc hại thì cần phải cấm không để tràn lan như hiện nay.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật