Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Hoa hậu quý bà" Tuyết Nga khóc nức nở tại phiên tòa phúc thẩm

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bị tuyên phạt 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hoa hậu quý bà Tuyết Nga làm đơn kháng cáo. Trong phiên tòa sáng nay bà Nga khóc nức nở...

(ĐSPL) - Bị tuyên phạt 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hoa hậu quý bà Tuyết Nga làm đơn kháng cáo. Trong phiên tòa sáng nay bà Nga khóc nức nở, liên tục kêu oan.

Liên quan đến vụ hoa hậu quý bà Tuyết Nga bị tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tin tức đăng tải trên báo VnExpress cho hay, ngày 29/12, TAND Cấp cao tại TP HCM mở phiên phúc thẩm xem xét đơn kêu oan của bà Trương Thị Tuyết Nga (55 tuổi, giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng Vũ Lan) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Được đưa đến tòa trong chiếc áo đỏ rực đầy nữ tính, song bà Nga trông khá tiều tụy, nhiều lần có biểu hiện mất bình tĩnh. Tại phần thủ tục, bà khóc lóc, liên tục nói "không nhớ" khi được hỏi một số thông tin liên quan.

Trước đó, gia đình bà Nga có đơn đề nghị giám định tâm thần cho bà vì có biểu hiện diễn đạt không rõ ý, nói lắp, méo miệng... Luật sư của bà cho biết cơ quan tố tụng không chấp nhận đề nghị này vì cho rằng quá trình theo dõi qua camera bà Nga vẫn minh mẫn, hoạt động bình thường.

Người bị hại cũng có đơn kháng cáo nhưng vắng mặt nên HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa.

Bị cáo Trương Thị Tuyết Nga hầu tòa vào sáng 29/12 - Ảnh: báo Thanh niên

Như báo An ninh thủ đô đã thông tin, từ tháng 10/2007 đến tháng 1/2008, Nga thuê người thiết kế dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại và khu nhà ở cao cấp trên khu đất 30.000m2 nằm ở phường Bình Khánh (quận 2) để xin cấp phép.

Sau đó, Sở TN-MT TP HCM có công văn trả lời không chấp thuận vì khu đất này nằm trong khu quy hoạch ga Thủ Thiêm.Tuy nhiên, bị cáo vẫn sử dụng bản thiết kế dự án không được cấp phép này để lừa đảo ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho giám đốc một doanh nghiệp ở quận 3, TP HCM với giá 1.800 USD/m2.

Khu đất diện tích 30.000 m2 có tổng giá trị 54 triệu USD, Nga đã nhận trước 3,1 triệu USD tiền đặt cọc. Sau khi nhận tiền, Nga tiếp tục đem lô đất nói trên làm hợp đồng chuyển nhượng cho một cá nhân khác lầy gần 1,5 tỷ đồng.

Mặc dù trước đó đã đem sổ đỏ thế chấp cho một ngân hàng ở TP HCM vay 131 tỷ đồng, nhưng sau đó Nga đã lợi dụng mối quen biết với lãnh đạo ngân hàng này “mượn” lại giấy tờ nhà đất để ủy quyền cho con trai là Vũ Hải Anh được toàn quyền sử dụng, sang nhượng, cầm cố, trong đó có cả phần diện tích đã ký hợp đồng chuyển nhượng cho 2 bị hại nói trên.

Bản án sơ thẩm của TAND TP HCM cũng nêu rằng, VKSND Tối cao trong quá trình thụ lý vụ án đã nhận được đơn của nhiều ngân hàng, công ty, cá nhân tố cáo Nga có hành vi lừa đảo chiếm gần 900 tỷ đồng và Viện đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho đơn cho Cơ quan điều tra công an.

Cũng theo báo VnExpress, hồi tháng 7, TAND TP HCM xử sơ thẩm tuyên phạt bà 15 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và buộc bà trả lại 3,1 triệu USD cho bị hại.

Trong đơn kháng cáo dài 15 trang, cũng như tại tòa sơ thẩm bà Nga cho rằng nhiều lời khai trong quá trình điều tra bị ép buộc. Giữa bà và bị hại chỉ là quan hệ dân sự, tình trạng dự án được thể hiện trong hợp đồng và hai bên đều biết chứ không che giấu. Bà cũng cho rằng số tiền thực tế nhận của bị hại là 1,5 triệu USD chứ không phải 3,1 triệu USD như cáo buộc.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ năm 2009):

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 

a) Có tổ chức; 

b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

c) Tái phạm nguy hiểm; 

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: 

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân: 

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; 

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật