Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hô biến hầm chui Tân Tạo thành nơi họp chợ hàng rong

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hàng chục người trải bạt kín mặt đường bày bán đủ các loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, mũ nón... Biến hầm chui Tân Tạo thành một cái chợ.

(ĐSPL) - Từ khi được xây dựng, hầm chui Tân Tạo (trên QL 1A, Q. Bình Tân, TP.HCM) đã giải quyết tình trạng kẹt xe trước KCN Tân Tạo vào mỗi lúc tan ca. Thế nhưng đường hầm dành cho người đi bộ từ lâu đã bị biến thành một cái chợ. Hàng chục người trải bạt kín mặt đường bày bán đủ các loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, mũ nón...
Hầm chui tiền tỷ biến... chợ!
Hầm chui Tân Tạo có chiều dài 38m, cao 2,6m với tổng kinh phí đầu tư xây dựng hơn 27 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng năm 2007 nhằm mục đích giảm ùn tắc và tai nạn giao thông tại nút giao thông trọng điểm KCN Tân Tạo.
Hàng hoá được bày bán hàng dài trong hầm chui Tân Tạo
Tại đây, có khoảng 90.000 công nhân đang làm việc. Do giờ tan ca trùng vào giờ cao điểm buổi chiều nên khu vực này thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Thế nhưng, một số người ngang nhiên lấn chiếm, biến hầm chui thành nơi buôn bán, khiến cho việc lưu thông của hàng ngàn công nhân ở KCN này gặp rất nhiều khó khăn.
Theo quan sát của phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, cách hầm chui không xa là lối băng qua đường cho người đi bộ, chỗ quay xe có bố trí đèn giao thông. Hầu hết công nhân tan ca đều chọn lối đi này để qua đường thay vì đi hầm chui, tình trạng trên đã gây ra tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm. Đó là chưa kể đến nguy hiểm khi người đi bộ băng qua trước đầu xe tải xếp hàng dài trên quốc lộ 1A.
Trong khi đó, hầm chui Tân Tạo được bố trí hai hầm trái và phải dành cho xe máy, ô tô và hầm bộ hành chính giữa thì lại bị hàng rong, họp chợ tự phát chiếm dụng, nhất là tại đường bộ hành.
Khoảng 5 năm trở lại đây “hầm chui bị lấn chiếm nên nhiều công nhân đi băng ngang qua quốc lộ cho nhanh, chứ người mua, người bán nườm nượp thế này thì chỗ nào mà đi nữa”, anh Trung, công nhân KCN Tân Tạo ngán ngẩm nói.
Mỗi ngày vào giờ tan ca, đội ngũ bán hàng rong tụ tập đầy từ cầu thang xuống hầm, tạo nên cảnh bát nháo, lộn xộn. Hàng ngàn công nhân phải len lỏi giữa người mua, kẻ bán để đi qua hầm. Nhiều người đã quay lại chọn biện pháp leo rào. Đến tối, khi chợ họp xong, rác, nước thải, túi ni lông nằm đầy trong hầm bốc mùi hôi nồng nặc.
Người bán ở chợ tự phát dưới hầm chui hầu hết là những người nhập cư, lao động nghèo, việc buôn bán ở chợ là nguồn thu nhập chính của họ. Chính vì vậy, khi các đơn vị chức năng vận động, dẹp bỏ… thì họ lảng tránh đi một nơi khác. Đến khi không có mặt lực lượng chức năng, mọi chuyện trở lại như cũ.
Giá các mặt hàng phải chăng, dễ lựa chọn, phù hợp với túi tiền và lối sinh hoạt, tiết kiệm thời gian, nên vấn được công nhân lựa chọn. Do đó dù lực lượng chức năng có dọn dẹp thì vẫn thể xóa bỏ. Hoạt động trong tình trạng mất vệ sinh như vậy nhưng chợ vẫn tồn tại.
 
Chiếm luôn lòng đường
"Chợ" không chỉ hoạt động  trong hầm. Những người buôn bán còn thản nhiên dàn hàng hóa ra ngay giữa đường Song Hành kéo dài tới cầu vượt Số 7 (Đoạn qua QL 1A, Q. Bình Tân, TP.HCM). Cảnh chợ hoạt động ở đây tấp nập còn hơn cả phía trong hầm.
Hàng hoá được bày bán qua làn đường dành cho xe máy, tạo thành rào chắn chia đường Song Hành ra làm hai khiến xe cộ di chuyển gặp rất khó khăn vào giờ cao điểm. Lúc đầu, những người bán hàng rong chỉ tụ họp, buôn bán trên vỉa hè, nhưng dần thấy ra đứng giữa đường buôn bán dễ hơn, người lưu thông từ hai hướng đều có thể mua được hàng, nên mọi người ùa nhau ra giữa đường để "làm ăn".
Quan sát của phóng viên, thời điểm tan tầm của công nhân xung quanh khu vực KCN Tân Tạo, cũng chính là giờ cao điểm mà mọi phương tiện qua lại nơi đây luôn ùn tắc trong tình trạng kéo dài. Xe tải, xe máy và người đi bộ chen chúc, nhích từng bước một trên con đường với bề ngang chưa tới 3m.
Bát nháo hàng rong tuôn ra giữa đường
Vấn đề trật tự  giải quyết ùn tắc giao thông được chính quyền địa phương chú trọng. Tuy nhiên, những lúc "vắng bóng" cơ quan này thì đâu lại vào đó. Kẻ bán chào mời,  người mua trả giá còn phương tiện lưu thông thì inh ỏi tiếng còi.
Hình ảnh chợ tàn, người đi rác ở lại, túi nilong, thực phẩm vương vãi khắp nơi, mùi hôi nồng nặc là những gì mà người dân sống gần khu vực này ngày đêm gánh chịu.

Tin nổi bật