(ĐSPL) - Phụ nữ người Dani, cao nguyên Tây New Guinea, Indonesia, có phong tục cắt bỏ phần đầu ngón tay để bày tỏ lòng kính trọng với người chết và sự đau buồn.
Các cậu bé Dani cầm vũ khí và sơn mình để sẵn sàng chiến đấu (Ảnh: Barcroft Media). |
Những hình ảnh mang lại cho người xem cái nhìn hiếm hoi về một trong những bộ tộc cô lập nhất trên thế giới.
Những người Dani, sống sâu trong các vùng cao nguyên Tây New Guinea, Indonesia, được biết đến với phong tục độc đáo của họ - bao gồm vỏ bọc dương vật của những người đàn ông hay truyền thống cắt ngón tay để tỏ lòng đau buồn cho cái chết của những người thân yêu.
Bộ lạc này bắt đầu được người phương Tây chú ý tới khi nhà từ thiện người Mỹ Richard Archbold vô tình phát hiện ra trong một cuộc thám hiểm vào năm 1938.
Những hình ảnh trên do nhiếp ảnh gia Teh Han Lin, người Singapore, chụp được trong thời gian 4 ngày anh sống tại đây.
Người Dani là những người có một ý thức mạnh mẽ về bản sắc và truyền thống, bao gồm các mảnh đồ lót khác thường mà họ gọi là Koteka của nam giới.
Một chiến binh Dani chở vũ khí ở Tây New Guinea, Indonesia (Ảnh: Barcroft Media). |
Người bộ lạc Dani ăn mừng trong lễ hội hàng năm (Ảnh: Barcroft Media). |
Trợ lý kỹ sư CNTT Teh Han cho biết: "Người Dani là một bộ tộc rất độc đáo, đặc biệt là cách sống cũng như truyền thống mặc "Koteka" mà tôi đã nghe kể từ khi còn trẻ.
Tôi không biết khi nào bộ lạc này sẽ bị tuyệt chủng - đây là lý do tôi quyết định đến thăm họ trong năm nay."
Ngoài những quan điểm tự do về trang phục bên ngoài, người Dani còn nổi tiếng về phong tục tự cắt cơ thể.
Chiến binh bộ tộc Dani với vũ khí trong tay (Ảnh: Barcroft Media). |
Mỗi khi có người thân qua đời, người phụ nữ trong gia đình sẽ cắt bỏ phần đầu ngón tay để bày tỏ lòng kính trọng với người chết và sự đau buồn.
Một người phụ nữ có thể phải cắt ngón tay nhiều lần trong suốt cuộc đời mình.
Teh Han cho biết: "Chỉ có phụ nữ phải cắt ngón tay nên tôi cảm thấy đó là một thực tế tàn nhẫn và vô nhân đạo, nhưng với họ đó lại là cách duy nhất để hiển thị nỗi đau buồn sâu sắc trước sự ra đi của người thân và sẵn sàng tự nguyện là việc đó.”
Hiện phong tục này đã bị chính phủ Indonesia ngăn cấm, nhưng dấu vết về phong tục truyền thống xa xưa này vẫn còn tồn tại ở những người phụ nữ lớn tuổi của bộ lạc.
Bộ tộc Dani chuẩn bị cho lễ hội hàng năm (Ảnh: Barcroft Media). |
Trẻ em trong bộ tộc Dani mỉm cười với khách lạ (Ảnh: Barcroft Media). |
Chiến binh trẻ Dani, người sẽ tham gia trận chiến giả với các bộ tộc khác (Ảnh: Barcroft Media). |
Mặc dù có rất nhiều tranh cãi về phong tục của họ, nhưng không thể phủ nhận chính người Dani là nguyên nhân thu hút được rất nhiều khách du lịch tới khu vực này trong nhiều thập kỉ gần đây, để háo hức khám phá cuộc sống tương đối đơn giản của họ.
Trong chuyến thăm mới nhất của Teh Han, bộ lạc người Dani đang ăn mừng một lễ hội hàng năm, trong đó họ tham gia vào các trận đánh giả với các bộ tộc khác trong khu vực.
Ông nói: "Các trận đánh giả không cho khách du lịch xem, đó là lễ hội mà họ gọi là Lễ hội Thung lũng Baliem được tổ chức hàng năm, thường là vào tháng Tám. Lúc đó, tất cả các bộ lạc người Dani, Yali và Lani - mang tới những chiến binh tốt nhất của họ để thực hiện những cuộc giao tranh và thể hiện nền văn hóa phong phú của mình."
Phụ nữ bộ tộc người Dani nhìn qua đồi (Ảnh: Barcroft Media). |
Trong ảnh là các trưởng lão của bộ tộc người Dani (Ảnh: Barcroft Media). |
Mặc dù các bộ tộc người Dani có tiếng là đáng sợ giữa các bộ tộc khác trong khu vực, được ghi nhận là một trong những kẻ săn đầu ghê gớm nhất, nhưng những du khách lại đánh giá họ có sự nồng hậu và lòng hiếu khách.
Teh Han giải thích: "Họ rất nhiệt tình chào đón và tôi cảm thấy thoải mái xung khi sống cùng họ. Mặc dù hầu hết trong số họ không thực sự nói được tiếng Bahasa của Indonesia hoặc tiếng Anh, nhưng họ nỗ lực để hiểu những gì tôi muốn nói, thông qua ngôn ngữ cơ thể và các dấu hiệu bằng tay.
Họ trông thì có vẻ khốc liệt nhưng thực tế lại rất thân thiện và lịch sự, miễn là bạn cũng cư xử theo cách tương tự."
MINH MINH (theo Mirror)
Xem thêm video:
[mecloud]x8ktOy0mpE[/mecloud]