Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hiệu trường Trường THPT Marie Curie nói gì về đề thi Văn 10 dài 3 mặt A4 của trường

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Những ngày qua, mạng xã hội rầm rộ bàn tán về đề thi môn Ngữ văn học kỳ II lớp 10 trường THPT Marie Curie (quận 3, TP.HCM) được cho là quá dài và khó.

Theo thông tin từ Phụ nữ mới, mới đây, mạng xã hội không khỏi xôn xao trước đề Văn dài đến tận... 3 mặt A4. Được biết, đây là đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 trường THPT Marie Curie (quận 3, TP.HCM). 

 

 

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 trường THPT Marie Curie (quận 3, TP.HCM). Ảnh: Báo Tuổi trẻ.

Theo đó, đề gồm 2 phần là Đọc - Hiểu (5 điểm) và Viết (5 điểm). Riêng ngữ liệu phần Đọc - Hiểu đã dài 2 mặt A4 về đoạn trích Lời hứa của thời gian trong tác phẩm Mùa hoa cải bên sông của tác giả Nguyễn Gia Thiều. Sau đó, học sinh phải trả lời 6 câu hỏi, trong đó câu hỏi số 6 yêu cầu học sinh chỉ ra "tư tưởng của tác phẩm Lời hứa của thời gian", mà để "chỉ ra" được thì học sinh phải đọc và nghiền ngẫm thật kỹ đoạn ngữ liệu đưa ra. 

Phần viết văn cũng được đánh giá khá phức tạp. Phần này chiếm 5 điểm mà đề ra như sau: "Anh, chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm 'Chủ nghĩa cá nhân quan trọng hơn bất cứ điều gì'".

Trên các group của học sinh trường THPT Marie Curie (quận 3, TP.HCM), chủ đề này được bàn tán rôm rả. Theo đó, nhiều em học sinh "than" đề văn quá dài, chỉ riêng đọc đề thôi đã ngốn tận 30 phút, 60 phút còn lại không đủ thời gian để làm bài. 

Một học sinh của trường nêu quan điểm: "Sau khi trải qua hai học kỳ tại trường mình thì em thấy ta cần nhìn nhận rằng mục đích chính của việc ra đề thi không phải để xây dựng tên tuổi trường 'ra đề khó nhất nhì' trong thành phố hay mà còn là để xây dựng một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh. Việc thiết kế đề thi quá sức với đại đa số học trò sẽ gây ra nhiều áp lực và căng thẳng không mong muốn đối với chúng em. Như đề thi văn quá dài và tác phẩm không phù hợp với độ tuổi của học sinh là một ví dụ điển hình".

"Đọc đề xong em áp lực kinh khủng. Riêng câu hỏi số 6 trong phần đọc hiểu, em đọc 3 lần mới  hiểu 'tư tưởng của tác phẩm Lời hứa của thời gian'. Đọc xong là hết 30 phút rồi, còn lại chẳng đủ thời gian để làm các phần còn lại", một em học sinh khác chia sẻ.

Không những thế, phụ huynh của học sinh trên còn thông tin thêm: "Trường THPT Marie Curie là trường thuộc top giữa của TP.HCM. Vậy mà đề kiểm tra môn văn cuối học kỳ 2 có độ khó như ở trường THPT chuyên.

Tôi có tham khảo đề văn của những trường THPT top đầu thì thấy các đề đều có độ dài vừa phải, nội dung đề gần gũi với lứa tuổi học sinh, chứ không khó như ở Trường THPT Marie Curie".

Không chỉ học sinh và phụ huynh mà nhiều giáo viên dạy Văn khác cũng đặt dấu hỏi về đề thi này. Cô H. - giáo viên Ngữ văn tại Sơn La chia sẻ: "Không bàn đến nội dung, chỉ riêng về kết cấu thì quả thực tôi thấy đề quá dài. Có nhiều thông tin phải xử lý cùng lúc như vậy, các em học sinh dễ bị 'ngộp' chữ". 

Tương tự, cô L.A - giáo viên Ngữ văn tại Hà Nội cũng thấy đề văn này dài, hơi "quá sức" với học sinh.

Trường THPT Marie Curie.

Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Vân Yên, hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie, cho biết: "Tôi đã nắm được thông tin học sinh khối 10 phản ánh về đề văn vào sáng 25/4. Theo giải trình của tổ văn thì học sinh khối 10 đang học về thể loại truyện ngắn nên mới chọn ngữ liệu như vậy. Riêng các câu hỏi của phần đọc - hiểu là vừa sức, bám sát văn bản".

Ông Yên cũng thừa nhận: "Ngữ liệu phần đọc - hiểu của đề văn quá dài. Nhìn vào hình thức đề dễ bị "ngộp" do lượng chữ quá nhiều. Học sinh làm đề văn này khá cực vì phải đọc nhiều quá. Cái này tôi đã yêu cầu tổ văn nghiêm túc rút kinh nghiệm".

Mặt khác, ông Yên cũng thông tin thêm: "Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 có phần đọc lướt. Học sinh đã được học nội dung này và cũng đã được ôn tập trước khi làm bài kiểm tra. Nhà trường đã tổ chức chấm thử 5 bài thì thấy kết quả khá khả quan, không có bài nào dưới điểm trung bình".

Theo ông Yên, cái khó của giáo viên khi ra đề văn là không được lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa. Vi vậy, khi chọn văn bản cho phần đọc - hiểu có thể giáo viên chưa có kinh nghiệm về việc này.

Tin nổi bật