Hẹp, hở van tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim, loạn nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim do hình thành cục máu đông. Vậy dấu hiệu nào cảnh báo biến chứng hẹp - hở van tim và cách nào phòng ngừa biến chứng?
Biến chứng của bệnh lý hẹp, hở van tim
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hẹp, hở van tim. Tùy thuộc với mỗi nguyên nhân thời gian tiến triển thành biến chứng sẽ khác nhau. Chỉ khi hiểu được nguyên nhân gây hẹp, hở van bạn mới có cơ hội để phát hiện thời điểm biến chứng sớm và giúp bạn phòng ngừa tốt hơn.
Van tim được ví như những cánh cửa, bởi nó đóng và mở nhịp nhàng theo từng nhịp co bóp của tim, cho phép máu chảy qua các buồng tim theo một chiều nhất định, từ đó máu được phân phối đến khắp các cơ quan trong cơ thể và không mắc kẹt lại ở trong tim (ứ huyết).
Mỗi giờ trôi qua lại có trên 300 lít máu được tim bơm đi nuôi cơ thể. Vì thế, bệnh lý van tim dù nặng hay nhẹ đều có thể ảnh hưởng đến chức năng này của tim, đôi khi để lại hậu quả nghiêm trọng.
BS Đỗ Văn Bửu Đan - Trưởng khoa Điện sinh lý tim, Bệnh viện Tim Tâm Đức cho biết: Nguyên nhân gây bệnh lý van tim thường gặp nhất ở Việt Nam là thấp tim. Thấp tim thường gây dày dính, co kéo, vôi hóa hệ thống van tim, làm cho van bị hẹp, lâu ngày dẫn đến đóng không kín gây bệnh cảnh hẹp - hở van, thường gặp nhất là van hai lá và van động mạch chủ.
Một số nguyên nhân khác gây hẹp hở van tim ít gặp hơn như: bẩm sinh, sa van, do nhồi máu cơ tim (đứt dây chằng cột cơ gây hở van tim, thường gặp nhất là van hai lá), do giãn các buồng tim trong bệnh lý suy tim do tăng huyết áp, bệnh cơ tim chu sản, bệnh cơ tim giãn vô căn… Trong các bệnh lý van tim, hở van tim là bệnh hay gặp nhất, chiếm khoảng 50% bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa, bệnh viện chuyên về tim mạch.
Hệ thống van tim là hệ thống cấu trúc đảm bảo cho máu được lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình nhất định. Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó như bệnh cơ tim, thấp tim, bẩm sinh, tuổi cao làm tổn thương gây nên bệnh van tim. |
Hở van tim là tình trạng van không thể đóng kín, máu trào ngược trở lại buồng tim khiến lượng máu bơm đi bị thiếu hụt. Để đánh giá mức độ hở van tim, người ta phân thành 4 mức độ từ 1/4 đến 4/4, nếu mức độ từ 3 và 4 là hở nặng và cần phải điều trị, còn hở van độ 1 thì không đáng kể, độ 2 là mức trung bình. Riêng đối với hở van động mạch chủ 1/4 thì lại nguy hiểm hơn vì van tim này kiểm soát lưu thông máu từ tim bơm đi nuôi toàn cơ thể.
Trái ngược với hở van, bệnh hẹp van tim xảy ra khi cấu trúc các lá van bị biến dạng, thay vì thanh mảnh, mềm mại, chúng dày lên, xơ cứng hoặc dính lại với nhau khiến các lá van không thể mở ra hoàn toàn. Tất cả các van tim đều có thể bị hẹp, nhưng thường gặp nhất là van 2 lá, 3 lá. Với van động mạch chủ, hẹp van thường đi kèm với hở van.
Đối với hẹp van tim chia theo mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Mức độ nguy hiểm của hẹp van tim phụ thuộc vào van nào bị hẹp, van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi, tỷ lệ hẹp và nguyên nhân gây hẹp van.
Tuy nhiên, dù là hở hay hẹp van tim, nếu để đến mức độ nặng, không được điều trị thì dù van nào, người bệnh cũng có thể dễ gặp biến chứng rung nhĩ, đột quỵ - nhồi máu cơ tim do hình thành cục máu đông, rối loạn nhịp tim, tăng áp động mạch phổi, thậm chí nguy hiểm hơn là suy tim và làm giảm tuổi thọ của người bệnh nhanh chóng.
Dấu hiệu nhận biết hẹp, hở van tim và giai đoạn chuyển biến chứng
“Đa số các bệnh lý van tim như hẹp, hở van tim đều tiến triển từ từ, giai đoạn đầu triệu chứng thường nghèo nàn. Tùy theo mức độ mà người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng khác nhau. Nhẹ nhất là mệt khi gắng sức, sau đó có thể khó thở khi gắng sức, khó thở về đêm, thậm chí khi vừa nằm xuống người bệnh đã ho sặc sụa. Nặng nhất, trong trường hợp bệnh nhân van tim có thể bị phù phổi cấp phải vào viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp” - BS Bửu Đan cho biết.
Vì thế, khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để phát hiện các bệnh lý tim mạch, trong đó có hẹp và hở van tim. Khi nghi ngờ mắc bệnh van tim sẽ có nhiều phương pháp để chẩn đoán, từ đơn giản đến kỹ thuật cao.
Các vấn đề với van tim như hở van hai lá có thể được phát hiện khi siêu âm tim vì kỹ thuật này giúp hình dung sự chuyển động của van tim của bạn. |
Phần lớn các trường hợp van tim có thể phát hiện bằng ống nghe tim, qua đó bác sĩ sẽ phát hiện tiếng thổi, điều này do dòng chảy bất thường của máu thường tạo ra. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm điện tâm đồ, chụp x-quang.
Hoặc siêu âm tim cũng là một phương pháp thăm dò không chảy máu, có thể cho thấy hình ảnh rõ về các van tim cũng như giúp đánh giá mức độ hẹp, hở van trong nhiều trường hợp với độ chính xác cao. Trong một số trường hợp để đánh giá một cách chính xác tổn thương van tim, cơ tim và các mạch máu, bệnh nhân có thể cần phải thực hiện kỹ thuật thông tim.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng rung nhĩ với dấu hiệu cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng, nhịp tim nhanh hơn bình thường và không đều (lúc nhanh lúc chậm), thở nông, hồi hộp, đánh trống ngực, đau và cảm giác tức nặng ngực, tiểu tiện nhiều lần. Hoặc nếu để xảy ra biến chứng nhồi máu cơ tim bạn có thể sẽ cảm thấy tức nặng ngực, vã mồ hôi lạnh, hoa mắt, choáng váng hay chóng mặt đột ngột, nhịp tim nhanh, đau ở ngực, lưng, hàm và các nơi khác ở nửa trên cơ thể kéo dài trên 1 phút hoặc biến mất và quay trở lại.
Thậm chí, khi đã chuyển qua giai đoạn suy tim triệu chứng còn “thầm lặng” hơn nữa, khiến bạn chủ quan. Thường có các biểu hiện sớm như mệt mỏi khó thở khi gắng sức, hay ho về đêm, đặc biệt làm việc nhanh mệt, phù và tăng cân, chóng mặt, mệt mỏi và kiệt sức dần, nhịp tim nhanh bất thường.
Hẹp, hở van tim khi nào dùng thuốc, khi nào phẫu thuật?
Hẹp hở van tim cũng như những bệnh lý nội khoa khác nói chung và bệnh lý tim mạch nói riêng, bước điều trị đầu tiên vẫn là nhắm vào điều trị các nguyên nhân gây ra. Với những trường hợp hở van tim do thiếu máu cục bộ cơ tim thì việc điều trị là tái lưu thông mạch vành - mạch máu nuôi tim, để đảm bảo tim không bị tình trạng thiếu máu cục bộ, từ đó giúp cải thiện chức năng hoạt động của van tim và bớt tình trạng hở.
BS Bửu Đan cho hay: “Trong tình trạng không thể giải quyết được nguyên nhân thì phải xử lý hậu quả, tức là điều trị ngay tình trạng hẹp, hở van tim đó. Sẽ có 2 phương pháp điều trị chính. Trước tiên là dùng thuốc để giữ cho người bệnh ở tình trạng cân bằng, tránh khó thở, suy tim. Nếu người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa thì cân nhắc và xem xét chỉ định sửa chữa van tim bằng phương pháp phẫu thuật.
Trong trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật thay van, bác sĩ phẫu thuật sẽ cân nhắc xem van đó có thể sửa chữa được không. Nếu sữa chữa được thì vẫn là van tự nhiên "dùng" vẫn tốt. Trong trường hợp không sữa chữa được thì bác sĩ phẫu thuật sẽ phải thay van nhân tạo cho bệnh nhân. Trong trường hợp thay van nhân tạo lại có những vấn đề liên quan là lựa chọn van nào phù hợp với bệnh nhân”.
Phòng ngừa biến chứng suy tim trên bệnh nhân hẹp, hở van tim
Mặc dù là bệnh nguy hiểm bởi các triệu chứng và diễn tiến âm thầm, nhưng vẫn có thể ngăn chặn được biến chứng nếu điều trị đúng cách kết hợp với lối sống khoa học.
“Người mắc bệnh hẹp, hở van tim mức độ trung bình và nặng cần phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc ăn uống cũng cần chú trọng đúng mức, nên ăn nhạt, vì ăn mặn dẫn đến tình trạng giữ muối và nước trong cơ thể, làm quá tải thể tích, tim làm việc nhiều hơn và tình trạng suy tim diễn tiến nhanh chóng hơn” - BS Bửu Đan hướng dẫn.
Bên cạnh đó, nên ăn thức ăn ít chất béo và kiểm tra nồng độ mỡ trong máu thường xuyên để phòng ngừa bệnh mạch vành. Cà phê và rượu cũng là những thực phẩm cần tránh xa vì nó có thể làm nặng thêm rối loạn nhịp (nếu có). Tránh để thừa cân vì tình trạng này là một gánh nặng cho tim khi co bóp, có thể tập thể dục mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần 30 phút.
Chăm sóc răng miệng tốt là một trong những biện pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh lý hẹp, hở van tim |
Khi bản thân hoặc người nhà mắc bệnh van tim hoặc đã được điều trị bằng cách sửa chữa hay thay thế van, điều quan trọng nhất sau đó là để bảo vệ mình khỏi các vấn đề về tim có thể gặp trong tương lai.
Để làm được điều này cần biết mức độ và tình trạng hiện tại của van tim, thông báo với bác sĩ điều trị và nha sĩ về bệnh van tim của mình trong mỗi lần khám, chữa bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng như viêm họng, sốt, đau nhức mình mẩy cần được điều trị chống nhiễm trùng.
Mặt khác, cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, loại bỏ cao răng, chăm sóc tốt răng và nướu răng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào tim gây tổn thương van. Tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao làm tim phải gắng sức nhiều hơn.
“Cuối cùng, để có trái tim khỏe mạnh, chúng ta phải tránh chế độ sinh hoạt và làm việc quá căng thẳng, thức khuya, dùng nhiều smartphone, máy vi tính… những chuyện này đều gây stress lên cơ thể và stress cho quả tim” - BS Bửu Đan khuyến cáo.
Xem thêm giải pháp chữa trị bệnh hiệu quả từ nhiều người bệnh TẠI ĐÂY
Cùng TPCN Ích Tâm Khang để tăng cường sức khỏe cho người bệnh hẹp hở van tim
Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang là giải pháp tốt cho tim, giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim, hỗ trợ giảm khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, phù hợp cho người bệnh suy tim, người mắc các bệnh mạch vành, bệnh hẹp hở van tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh.
Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên trong dòng Thực phẩm chức năng dành cho tim mạch có hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014.
TPCN Ích Tâm Khang nên được uống trước ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ để đạt hiệu quả cao, nên dùng sản phẩm thường xuyên, liên tục hoặc tối thiểu từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt nhất.
Ds. Thu Liên
Tài liệu tham khảo: http://alobacsi.com/livestream-ho-hep-van-tim-phong-va-tri-nhu-the-nao-n406365.html