Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hé lộ thời gian Tổng thống Trump khởi hành tới Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều

(DS&PL) -

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khởi hành tới Việt Nam vào ngày 25/2 để dự cuộc họp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khởi hành tới Việt Nam vào ngày 25/2 để dự cuộc họp thượng đỉnh với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Tổng thống Mỹ Donald Trump . Ảnh: Reuters

“Ngày hôm qua đã có các cuộc thảo luận rất hiệu quả với Trung Quốc về thương mại. Sẽ tiếp tục vào ngày hôm nay (24/2). Tôi sẽ khởi hành tới Hà Nội, Việt Nam vào sáng sớm ngày mai (25/2) để dự hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, nơi cả hai chúng tôi kỳ vọng có thể tiếp tục nối dài những tiến triển mà chúng tôi đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore. Phi hạt nhân hóa?”, Tổng thống Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter ngày 24/2.

Trước đó, ngày 23/2, phía Triều Tiên cho biết Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã lên tàu bọc thép để tới Việt Nam. Đoàn tuỳ tùng của ông Kim cũng đã tới Hà Nội.

“Chủ tịch Kim có lẽ hiểu rõ hơn ai hết rằng khi không còn vũ khí hạt nhân, đất nước của ông có thể nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế. Nhờ vào vị trí địa lý và con người, Triều Tiên có tiềm năng tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nước nào”, ông Trump viết trên Twitter.

Khi trả lời các phóng viên ngày 20/2 tại Nhà Trắng, ông Trump cũng nói ông mong đợi sẽ tiếp tục gặp lại ông Kim sau hội nghị ngày 27-28/2 ở Hà Nội.

Ông cũng đề cập tới việc nới lỏng lệnh trừng phạt nặng nề của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên chỉ khi nước này “làm điều gì ý nghĩa” trong việc phi hạt nhân hóa. Đó là những lời đề cập rõ ràng nhất cho đến nay từ tổng thống về việc Mỹ cân nhắc nới lỏng cấm vận với Triều Tiên, kể cả trước khi Bình Nhưỡng hoàn toàn từ bỏ chương trình hạt nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại những thỏa thuận cụ thể, rõ ràng hơn nhằm hướng tới mục tiêu giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật