Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hé lộ nguyên nhân khiến Tupperware nộp đơn xin phá sản?

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Tập đoàn Tupperware Brands Corp. vừa nộp đơn xin phá sản sau thời gian dài vật lộn với tình trạng sụt giảm doanh số....

Theo báo Vietnamplus, Tupperware, doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán, đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 của Luật phá sản Mỹ, với tổng tài sản niêm yết từ 500 triệu đến 1 tỷ USD và nợ phải trả từ 1-10 tỷ USD. Tupperware sẽ tìm kiếm sự chấp thuận của tòa án để tạo thuận lợi cho quá trình bán doanh nghiệp và tiếp tục hoạt động trong suốt thời gian phá sản.

Được biết, trong nhiều thập kỷ, Tupperware đã thống trị lĩnh vực lưu trữ thực phẩm. Tuy nhiên, kể từ năm 2020, hãng sản xuất đồ gia dụng này đã cảnh báo nguy cơ đối với khả năng duy trì hoạt động kinh doanh.

Tính đến tháng 6, Tupperware đã lên kế hoạch đóng cửa nhà máy duy nhất tại Mỹ và sa thải gần 150 nhân viên. Việc nộp đơn phá sản tại Delaware của Tupperware diễn ra sau nhiều tháng đàm phán giữa Tupperware và các chủ nợ về cách quản lý khoản vay hơn 700 triệu USD. Các chủ nợ đã đồng ý tạo điều kiện cho tập đoàn này có thêm thời gian trả nợ, nhưng tình hình kinh doanh vẫn tiếp tục xấu đi.

Sản phẩm của Tupperware. Ảnh: Reuters

Năm 1946, người sáng lập Tupperware, ông Earl Tupper, đã giới thiệu các sản phẩm nhựa của mình đến với công chúng.

Trước khi phá sản, Tupperware đã có đợt tăng trưởng doanh thu ngắn trong đại dịch, khi người dân tăng cường nấu ăn tại nhà và cần các loại hộp nhựa kín để bảo quản thực phẩm.

Việc chi phí nguyên liệu thô như nhựa tổng hợp, cũng như nhân công và vận chuyển tăng sau đại dịch đã làm giảm lợi nhuận của Tupperware.

Báo Dân Trí đưa tin, các chuyên gia cho rằng Tupperware đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ, khi số lượng đại lý bán hàng giảm mạnh, khách hàng giảm mua sắm các sản phẩm gia dụng, và thương hiệu này chưa có sự kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng trẻ tuổi.

Sau đợt bùng nổ mua sắm hậu đại dịch, các hãng bán lẻ gần đây đang phải chật vật vì lạm phát tăng cao. Những sản phẩm giá trị lớn, không thiết yếu, nhanh chóng bị loại khỏi danh sách mua sắm của nhiều hộ gia đình tại Mỹ.

Tin nổi bật