Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hé lộ cách bảo quản đũa không bị mốc cực đơn giản

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Ngoài lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt, bạn nên tham khảo một số mẹo dưới đây để bảo quản đũa không bị mốc.

Xử lý đũa khi mới mua về

Bạn nên ngâm đũa gỗ mới mua với nước ấm pha muối, sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi khô ráo. Lưu ý, nên phơi vào lúc nắng dịu để đũa không bị bạc màu và rải đều đũa trên một mặt phẳng để những chiếc đũa khô đều.

Tránh ngâm đũa gỗ trong nước quá lâu

Thay vì rửa ngay, không ít người lại có thói quen để bát đĩa ngâm quá lâu dưới nước hoặc qua một đêm mới rửa. Thói quen này rất có hại với đũa gỗ, cũng như các loại chén bát, nồi, chảo. Vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển trong khoảng thời gian đó.

Đồng thời, không nên ngâm đũa cùng nồi, chảo, chén, bát vì những chất dầu mỡ và thức ăn thừa hòa lẫn, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập tuyệt hảo thân gỗ. Việc đó khiến đũa gỗ nhanh mốc hơn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây hại sức khỏe.

Chưa kể, đũa làm từ chất liệu gỗ nếu tiếp xúc và bị ngâm trong nước lâu thì sẽ khiến sản phẩm dễ bị mục, gãy, ảnh hưởng tới độ bền.

Không chà xát mạnh vào thân đũa gỗ khi rửa

Không nên chà xát mạnh vào thân đũa gỗ khi rửa. Ảnh minh họa

Việc chà thật mạnh đũa vào nhau không những không giúp làm sạch đũa hiệu quả mà còn gây nhiều tác hại. Cụ thể, cọ xát đũa vào nhau với một lực mạnh sẽ khiến thân đũa bị nứt, tạo ra các khẽ rãnh nhỏ.

Những khe rãnh đó là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển. Nếu tích tụ lâu ngày thì sẽ gây bất lợi cho sức khỏe người dùng. Do đó, chỉ nên sử dụng một lực vừa phải khi rửa đũa, không nên chà hay cọ xát quá mạnh, sử dụng những vật dụng chà rửa bằng kim loại cứng.

Rửa sạch đũa sau khi dùng

Việc rửa sạch đũa với nước rửa bát sẽ giúp loại bỏ thức ăn thừa, dầu mỡ bám trên đó. Đũa không được rửa sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Trong trường hợp dầu mỡ, thức ăn bám quá chặt vào đũa khiến bạn không thể tẩy rửa, hãy luộc số đũa này trong nồi nước, cho thêm 1 ít muối và vài lát chanh vào nồi để vừa khiến dầu mỡ, thức ăn bong ra khỏi đũa, vừa làm sạch vi khuẩn.

Phơi đũa dưới ánh mắng mặt trời

Sau khi rửa sạch đũa gỗ, bạn trải đều trên rổ rá và phơi dưới nắng mặt trời, không chỉ giúp hong khô đũa nhanh chóng mà còn hạn chế tình trạng nấm mốc xuất hiện, tiết kiệm thời gian.

Nếu thời tiết không có nắng, những ngày trời mưa hoặc vào buổi tối, hãy đặt đũa ở nơi thoáng mát hoặc hơ đũa qua lửa để làm khô nhanh. Lưu ý, tuyệt đối không phơi đũa ở nơi ẩm ướt vì dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Thường xuyên làm sạch nơi đựng đũa

Nếu không được vệ sinh cẩn thận và tỉ mỉ thì ống đựng đũa sẽ là môi trường tốt để nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, bạn cần thường xuyên vệ sinh ống đựng đũa, đảm bảo vật dụng này sạch sẽ và khô ráo, không có nước tồn đọng.

Bạn có thể vệ sinh định kỳ ống đựng đũa của gia đình khoảng 1 tuần/lần để vừa hạn chế tình trạng nấm mốc, vừa bảo vệ tốt sức khỏe cả nhà. Ngoài ra, bạn nên mua loại ống đựng đũa có lỗ thoát nước ra ngoài giúp thoáng khí và an toàn hơn.

Lau sạch đũa bằng khăn khô mỗi khi dùng

Vào mùa mưa, bạn nên chuẩn bị một chiếc khăn khô để lau sạch đũa, tránh để đũa gỗ vẫn còn ẩm, khiến vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi trong quá trình gắp đồ ăn. Đồng thời, tuyệt đối đừng dùng khăn ẩm để lau vì sẽ làm ẩm đũa, vi khuẩn từ chiếc khăn ẩm cũng sẽ lây sang đũa.

Thay mới đũa định kỳ

Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, mức độ an toàn của đũa gỗ đã giảm dần, có thể trở thành nhân tố gây hại sức khỏe gián tiếp mà bạn không thể lường trước.

Bạn nên chú ý thời gian thay mới đũa, không nên sử dụng đến khi đũa quá cũ mới thay thế. Ảnh minh họa

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, các nhà sản xuất khuyên nên thay đũa mới trong khoảng thời gian 3 - 6 tháng. Bạn cần thay đũa mới theo định kỳ, không nên sử dụng đến khi đũa quá cũ mới thay.

Nếu thấy đũa có các chấm đen hoặc vết mốc trắng, trông nham nhở, đổi màu hoặc đũa có vết nứt, khe rãnh, có mùi thì bạn cũng nên thay mới để đảm bảo sức khỏe.

Bên cạnh các cách trên, bạn chú ý chọn mua lại đũa có chất lượng tốt. Gỗ tự nhiên như gỗ trắc, gỗ mun, hoặc gỗ tre là những loại vật liệu tốt cho đũa vì chúng ít thấm nước và có chống ẩm mốc. Đồng thời, tránh sử dụng đũa gỗ tẩm hóa chất bởi chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, rất dễ bị mốc khi thời tiết ẩm nồm.

Bạn cũng cũng có thể cân nhắc sử dụng một số loại chất chống mốc tự nhiên để bảo vệ đũa gỗ. Ví dụ, thoa một lớp dầu dừa hoặc dầu ôliu lên bề mặt đũa có thể tạo ra một lớp bảo vệ chống độ ẩm, từ đó ngăn ngừa nấm mốc sinh sôi. Việc để đũa trong túi vải thô cũng có thể giúp hút ẩm, ngăn vi khuẩn phát triển.

Tin nổi bật