Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hé lộ bí mật về áo giáp siêu thiện chiến lấy ý tưởng từ bộ phim Người sắt

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mới đây tạp chí Quân sự National Interest đưa tin, Mỹ sắp phát triển hệ thống “khung xương” siêu hiện đại cho các binh sỹ, lính đặc nhiệm mang tên Người sắt.

(ĐSPL) - Mới đây tạp chí Quân sự National Interest đưa tin, Mỹ sắp phát triển hệ thống “khung xương” siêu hiện đại cho các binh sỹ, lính đặc nhiệm mang tên Người sắt. Hẳn thế giới không còn xa lạ khi ý tưởng này được phát triển từ nội dung bộ phim viễn tưởng cùng tên.

Tuy nhiên, Mỹ không phải là quốc gia duy nhất đi đầu về sáng tạo vũ khí, vì Nga cũng không hề kém cạnh, khi sử dụng mẫu áo giáp với chức năng tương tự từ trước đó.

Mẫu áo giáp Ranik chống bom đạn đang được quân đội Nga sử dụng trong nhiệm vụ chống khủng bố.

Lính chiến đấu kiêm “bác sỹ” thông minh

Tạp chí National Interest dẫn thông báo từ bộ Chỉ huy các hoạt động đặc biệt Mỹ (US SOCOM) cho biết, giới chuyên gia quân sự đã phối hợp cùng các nhà khoa học nhằm phát triển dự án cho ra đời mẫu chiến binh Người sắt (Iron Man).

Dự án này được gọi là Talos hay Operator Suit - bộ trang phục chiến thuật hạng nhẹ. Dự kiến, mẫu thử nghiệm đầu tiên của Người sắt sẽ ra đời vào năm 2018. Trung uý Matt Allen, phát ngôn viên của US SOCOM thông tin: “Nếu mẫu thử nghiệm thành công trong các bài kiểm tra ngoài thực địa, các chuyên gia sẽ có những đánh giá cuối cùng về hoạt động của Người sắt. Các chuyên gia đang nỗ lực để đảm bảo, thử nghiệm lần này của họ sẽ thành công. Trước đó, những nhà sáng chế đã đạt được nhiều tiến bộ về công nghệ chế tạo bộ áo Người sắt từ năm 2013 nhưng đã thất bại”.

Bộ áo giáp ngoài thiện chiến này được phát triển nhằm hỗ trợ những người lính đặc công, đơn vị đặc nhiệm trong quá trình di chuyển, phá bỏ những định kiến về vũ khí chiến tranh thời hiện đại. Nhờ đó, người sử dụng nó có thể phá các địa hình kiên cố dễ dàng và chống đạn hiệu quả.

Những hoạt động này tương tự hình ảnh Người sắt trong bộ phim bom tấn cùng tên gây chấn động điện ảnh thế giới. Bộ “khung xương” thông minh trong phim đã biến người bình thường trở thành chiến binh người máy siêu hạng.

Mô hình chiến binh Người sắt đang được các chuyên gia quân sự Mỹ thử nghiệm. 

Ngoài thực tế, Người sắt là một khung áo giáp phủ kín bên ngoài, có các khớp nối điều khiển bằng điện và chuyển động theo bước chân hay mọi cử động của người mặc. “Khung xương” này cũng được thiết kế nhằm giảm tối đa tác động của trọng lực lên cơ bắp của con người.

Điều này đồng nghĩa với việc những người lính, binh sỹ Mỹ sẽ không còn cảm nhận được sự mệt mỏi trong quá trình chiến đấu khi phải vận dụng quá nhiều sức lực. Với sức mạnh của Người sắt hay Talos, người mặc bên trong không cần tốn sức mà vẫn có thể nâng được những vật nặng tưởng chừng như không thể di chuyển được.

Bên cạnh đó, các nhà sáng chế cũng trang bị cho Người sắt hệ thống liên lạc hiện đại, máy tính điều khiển, thiết bị nhìn trong màn đêm và nguồn điện năng lượng lớn. Với những thuật toán tinh vi, Người sắt của quân đội Mỹ sẽ có khả năng nhận diện mọi mối đe doạ trên chiến trường bằng mô phỏng đồ hoạ.

Hệ thống xử lý thông minh không kém gì trong phim viễn tưởng giúp Talos tăng cường tối đa hiệu quả tác chiến và giảm thiểu thương vong ngoài chiến trường. Đại diện US SOCOM xác nhận, Talos được ra đời nhờ ý tưởng của bộ phim khoa học viễn tưởng.

Có thể Talos chưa đạt đến sự tinh vi hoàn chỉnh như Iron Man ở trong phim nhưng điều này thể hiện, các nhà khoa học đã biến Người sắt có thể lừng lững bước ra từ trí tưởng tượng. Không những vậy, các nhà khoa học tại viện Công nghệ Masachusetts (Mỹ) cho biết, họ đang phát triển một thế hệ áo giáp mới được cấu tạo bởi chất lỏng.

Chuyên gia quân sự của National Interest khẳng định: “Áo giáp thế hệ mới này có thể biến đổi từ thể lỏng sang rắn chỉ trong chưa đầy 1 giây nhờ loại chất lỏng đặc biệt. Sự biến đổi đó xảy ra khi áo giáp chịu tác động bất ngờ từ lực bên ngoài như dao đâm, đạn bắn...”.

Người mặc Talos có thể dễ dàng tương tác với lớp áo giáp thông minh này nhờ hệ thống cảm biến theo dõi triệt để mọi thông số sinh học của cơ thể như nhịp tim, nhiệt độ... Nhờ “bác sỹ” thông minh này, người lính bên trong có thể hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của mình để duy trì sự sống. “Ý nghĩa của dự án Người sắt này là đảm bảo an toàn tính mạng cho các lính đặc nhiệm, khi họ bước vào khu vực chiến đấu ngoài chiến trường.

Chúng tôi tích hợp nhiều chức năng vào chiếc áo giáp này. Không chỉ đại diện cho việc thể hiện quyền lực, theo dõi bảo vệ sức khoẻ, mà nó còn được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất định”, ông Allen khẳng định.

Chạy đua “công nghệ chiến binh” Nga-Mỹ

Tương tự Mỹ, Nga cũng vừa công bố chương trình thử nghiệm áo giáp tàng hình chống bom thế hệ mới. Sputnik cuối tháng Tư có phát đoạn video hé lộ hình ảnh một nữ kỹ sư đang thử nghiệm chiếc áo giáp chống bom đạn cho quân đội Nga.

Chiếc áo giáp này tên Ranik, được thiết kế và phát triển bởi viện Khoa học cơ khí Trung ương Nga. Đại tướng Oleg Salyukov, chỉ huy lực lượng Đặc nhiệm trên bộ nói với hãng thông tấn RIA Novosti: “Hơn 80.000 quân nhân Nga sẽ được cung cấp áo giáp Ranik thế hệ thứ 3 mang tên gọi Chiến binh của tương lai. Áo giáp này phù hợp với xu hướng công nghệ vũ khí hiện đại của thế giới vào năm 2025”.

Áo giáp Ranik được thiết kế với 40 thành phần đa dạng về chức năng như vũ khí, giáp bảo vệ, kính nhìn đêm, thiết bị giao tiếp và định vị... Mẫu áo giáp này được dùng cho các tay súng bắn tỉa, binh sỹ điều khiển xe bọc thép và các pháo thủ phải chiến đấu bên ngoài.

Các chuyên gia nhận định, những yếu tố trên giúp quân đội Nga chiến đấu tốt hơn trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Ranik được trang bị các lớp vỏ phủ polymer 3 tầng tăng tối đa khả năng chống cháy. Không những vậy, lớp vỏ ngoài hoàn hảo này giúp Chiến binh tương lai vô hình trước tia hồng ngoại của các camera vũ khí.

Ranik thể hiện tính “đa-di-năng” ở mọi điều kiện môi trường với chức năng tự động biến thành áo phao khi rơi xuống nước, đồng thời vẫn duy trì khả năng chống đạn. Với sự tham gia sản xuất của hơn 50 công ty, chuyên gia về quân sự, các chuyên gia khẳng định bộ giáp Ranik thật sự hoàn hảo để đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của quân đội Nga.

Tuy nhiên với Ranik nặng 20kg của Nga, người sử dụng có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển và trang bị nhưng bù lại mỗi bộ phận được thiết kế dễ dàng để tháo lắp nhanh gọn. Hiện vẫn chưa rõ thông số hỗ trợ lực của khung xương mẫu của Nga hay của Mỹ đem lại nhiều hiệu quả hơn.

Xu hướng sáng tạo vũ khí từ điện ảnh

Không phải ai cũng biết các loại vũ khí laser tối tân đang được nhiều nước phát triển ngày nay, lấy ý tưởng từ các bộ phim khoa học viễn tưởng. Điển hình từ loạt phim bom tấn Stars War (Chiến tranh các vì sao) từ năm 1977, những khẩu pháo laser bắn ánh sáng vẫn chỉ ở trong trí tưởng tượng của con người. Nhưng, ngày nay vũ khí laser đang được giới chuyên gia nỗ lực phát triển trên toàn thế giới. Hay trong series phim hành động viễn tưởng Kẻ huỷ diệt, các robot chiến binh như T-800 đã thể hiện sức mạnh chiến đấu bất khả chiến bại ngoài chiến trường. Dựa trên ý tưởng này, Mỹ và Nga đều đã nghiên cứu cho ra đời nhiều mẫu robot nhằm ứng dụng trong hoạt động cứu hộ ngoài thực địa.

PHƯƠNG HÀ (Theo National Interest, RT)

Video tin tức được xem nhiều:

[mecloud]RahuAEgHuQ[/mecloud]

Tin nổi bật