Từ Hi Thái hậu (1835-1908) từ nhỏ đã vào cung làm phi cho vua Hàm Phong. Năm 1856, bà sinh cho Hàm Phong Đế một con trai là Đồng Trị, người sau này lên ngôi hoàng đế Trung Hoa, theo SCMP.
Dù đã 109 năm sau cái chết của "lão phật gia" Từ Hi Thái hậu, người cai trị Trung Quốc gần 5 thập kỷ trong triều đại nhà Thanh (1644-1911), các học giả vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về vai trò của bà.
Từ Hi Thái hậu bị chỉ trích vì lối sống xa hoa, hưởng đặc quyền hoàng gia trong hoàn cảnh dân chúng khốn khổ. Tuy nhiên, sau khi nắm quyền triều chính, bà tích cực ủng hộ Phong trào Tự cường - giai đoạn cải cách kinh tế và quân sự giúp Trung Quốc biến chuyển từ một xã hội phong kiến lạc hậu sang quốc gia hiện đại hơn trên vũ đài thế giới.
Các nhà sử học trong và ngoài Trung Quốc vẫn đang tranh luận về công và tội của bà. Một số mô tả bà là người tàn nhẫn, chuyên quyền, đổ lỗi cho bà về sự kết thúc của triều Thanh, số khác lại đề cao những thay đổi và cải cách do bà thực hiện.
Chân dung Từ Hi Thái hậu.
Trong cuộc đời Từ Hi Thái hậu, có rất nhiều câu chuyện về lối sống xa hoa của bà được lịch sử ghi lại, gây ngỡ ngàng cho hậu thế về sau. Theo đó, không thể không nhắc đến món "lẩu hoa cúc" lừng danh của Từ Hi Thái hậu, đây là một trong những bí quyết giúp bà giữ gìn nhan sắc trẻ đẹp của mình.
Được biết, Từ Hi Thái hậu luôn nổi tiếng với lối sống xa hoa và thường bị ám ảnh bởi vẻ ngoài xinh đẹp. Để cố gắng giữ tuổi trẻ và nhan sắc bà thường rất thận trọng về thói quen ăn uống của mình. Có 3 thứ mà Từ Hi Thái hậu thường xuyên ăn và coi đó là những thủ thuật làm đẹp quý giá của mình: Sữa mẹ, bột ngọc trai và hoa cúc.
Hoa cúc là một trong những thủ thuật làm đẹp quý giá của Từ Hi Thái hậu.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, việc tiêu thụ hoa cúc giúp giải phóng độc tố hàng đầu, giải nhiệt trong cơ thể và nuôi dưỡng làn da. Do đó, Từ Hi Thái hậu luôn ra lệnh cho những người hầu của mình hái hoa cúc tươi mỗi ngày trong thời gian mùa đông và rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi.
Chiếc nồi được sử dụng trong hoàng cung nhà Thanh để làm lẩu trong thời trị vì của Hoàng đế Hàm Phong chồng của Hoàng hậu Từ Hi.
Bên cạnh lẩu hoa cúc, bà hoàng Từ Hi cũng nổi tiếng với rất nhiều món ăn bổ dưỡng có công dụng dưỡng nhan, giữ gìn thanh xuân. Trong đó có cỏ Phương Chi.
Cỏ Phương Chi khi ăn vào làm cơ thể mát mẻ đồng thời trị tiệt các bệnh trầm kha hoặc hiểm nghèo. Từ Hi Thái hậu cho Phương Chi Thảo nấu chung với Long Tu (râu rồng). Truyền rằng thực khách ăn xong cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, cả tháng sau không khát nước cũng không mệt.
Muốn hái được loại cỏ này, trước đó một ngày người ta phải dắt lên núi một con ngựa đực trắng tuyền. Lúc mặt trời vừa mọc, dẫn ngựa tới phiến đá có cỏ, đợi ngựa ăn xong, sau đó "hóa kiếp" cho ngựa, rồi mổ bụng lấy dạ dày đem về chế thuốc, phơi khô.
Cỏ Phương Chi.
Thịt công làm nem đã là món quý, trứng chim công lại càng trân quý hơn nữa vì rất khó lấy được trứng công (khó đến gần ổ trứng vì công sẽ chống cự dữ dội để bảo vệ trứng, thậm chí công phá vỡ ổ trứng để không cho người lấy).
Thế là Thái Hậu phải tìm đến một người huấn luyện một bầy khỉ để lấy trứng công. Bầy khỉ rất thông minh và lanh lợi, không phụ lòng chủ nhân, chúng lấy được 500 trứng công, nhưng thiệt hại “quân số” khá lớn, bầy khỉ bị công mổ chết hết một phần ba. "Mạng đổi mạng" là cách duy nhất để có được món ăn kinh điển này.
Trứng chim công.
Bên cạnh đó, vùng Phúc Châu (Trung Quốc) có giống heo quý, thịt thơm ngon vô cùng, chuyên ăn một loại củ (giống như củ Hoành Tinh) mọc ở đồi Châu Tịch Xương. Từ Hi Thái hậu đã cho mang về 60 con heo, cho ăn toàn thức ăn đại bổ và uống toàn bằng nước sâm.
Năm ngày trước đại tiệc Từ Hi Thái hậu chọn ra 100 con heo sữa béo tốt. Đầu bếp đập chết thui cháy lông bỏ hết lục phủ ngũ tạng. Thịt heo được cắt thành từng lát mỏng ướp với các dược phẩm trân quý trong 3 ngày liền trước khi chưng cách thủy.
Thịt heo được cắt thành từng lát mỏng ướp với các dược phẩm trân quý trong 3 ngày liền trước khi chưng cách thủy.
XEM THÊM: Dễ gây tác dụng ngược, tại sao nhiều phim Việt vẫn ngập tràn cảnh nóng?
Từ Hi Thái hậu đã ra lệnh bắt 6 con dê núi đang có mang tại một cánh rừng vùng Thiên Tân về, cho ăn cỏ “Đông trùng hạ thảo” vô cùng quý. Dê con vừa đúng 2 tháng tuổi được chọn lấy 14 con giao cho nhà bếp sơ chế. Sau đó, được ngâm vào thùng gỗ to đựng nước gừng và rượu quý.
Ngày thứ 2, dê được vớt ra bỏ vào bể bằng sứ chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung. Sau 2 ngày, người ta lấy hoa sen trắng cắm đầy mình dê. Ngâm đến ngày thứ 10 (đúng hôm mùng 7 tiệc tàn), xuất hiện những con trùng trắng muốt đầy trong hoa sen. Nhà bếp sẽ nhặt lấy loại trùng sơn dương này chế biến thành món ăn.
Phương Linh (T/h)