Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải mã bí ẩn về chiếc gối bị cung nữ trộm của Từ Hi Thái hậu

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Chiếc gối của Từ Hi Thái hậu được thêu hoa văn vô cùng tinh xảo, bên trong chứa hoa cúc khô với mùi hương dễ chịu, có tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, lưu thông khí huyết.

Từ Hi Thái hậu (1835 - 1908), còn được biết đến với tên gọi Từ Hi hoàng thái hậu, từng là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế và là mẹ đẻ của Đồng Trị Hoàng đế. Ngay cả khi Hoàng đế Đồng Trị và Quang Tự còn tại vị, người phụ nữ này vẫn nắm toàn quyền suốt 47 năm.

Từ Hi Thái hậu là một trong những nhân vật nữ gặp nhiều chỉ trích nhất trong lịch sử Trung Hoa. Các nhà sử học và chuyên gia lịch sử đã phân tích rằng bà chính là nguyên nhân chính khiến triều đại Thanh suy tàn. Bên cạnh việc là người phụ nữ quyền lực nổi tiếng trong triều đại phong kiến Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu cũng gây được nhiều sự quan tâm với vô số câu chuyện xoay quanh cuộc sống xa hoa của bà.

Nhiều nhà sử học cho rằng dưới sự lãnh đạo của Thái hậu Từ Hi, chế độ phong kiến Trung Hoa trong hơn 2.000 năm dần chấm dứt. Trong thời vua Càn Long, nhà Thanh thịnh vượng, ngân khố quốc gia dồi dào, nhưng đến thời kỳ Từ Hi, kho bạc quốc gia đã trở nên cạn kiệt. Mặc dù vậy, người phụ nữ quyền lực này vẫn yêu cầu mọi thứ phải cực kỳ xa hoa.

Chân dung Từ Hi Thái hậu.

Bên cạnh đó, thời còn sống, Từ Hi Thái hậu cũng sở hữu vô vàn đồ vật có giá trị. Bà có hẳn một căn phòng để chứa những báu vật sưu tầm được và một căn phòng khác để chứa những bộ quần áo, trang sức lộng lẫy của mình.

Một trong những đồ vật quý báu được Từ Hi Thái hậu yêu thích nhất là chiếc gối thảo dược. Chiếc gối này được thêu hoa văn vô cùng tinh xảo, bên trong chứa hoa cúc khô với mùi hương dễ chịu, có tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, lưu thông khí huyết. Chính vì thế, đây là chiếc gối luôn được Từ Hi Thái hậu ưu tiên sử dụng.

Tới năm Quang Tự thứ 26, tức năm 1990, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc, liên quân 8 nước tham chiến,đánh bại quân chính quy nhà Thanh, chiếm đóng Bắc Kinh, giải vây khu lãnh sự. Bắc Kinh thất thủ, Từ Hi Thái hậu và cả hoàng tộc phải rời kinh thành tới Tây An lánh nạn. Trong lúc chạy trốn, vì quá vội vàng nên Từ Hi Thái hậu đã không kịp đem theo toàn bộ những báu vật của mình, trong đó có chiếc gối thảo dược.

Theo sách "Từ Hi mật sử" ghi lại, một cung nữ của Từ Hi Thái hậu đã nhân lúc loạn lạc để bỏ trốn. Tuy nhiên, cung nữ này không muốn rời đi tay không nên đã đem theo chiếc gối củaTừ Hi Thái hậu với ý nghĩ rằng chiếc gối có hình dáng khá bình thường, sẽ không dễ bị phát hiện.

Người cung nữ đã trốn được về quê nhà Tây An, lập gia đình và sống yên ổn tại đó. Sau này, Từ Hi Thái hậu hồi cung nhưng không biết tung tích gì về cả người cung nữ kia lẫn chiếc gối, chỉ có tin đồn rằng cung nữ đã bị giết hại trong lúc loạn lạc, còn chiếc gối đã bị người phương Tây lấy đi mất nên chỉ đành ngậm ngùi cho qua.

Nhiều năm sau, nhà Thanh sụp đổ, người cung nữ năm xưa vẫn còn sống và giữ chiếc gối của Từ Hi Thái hậu nhưng cũng không dám nói ra chuyện từng ăn trộm chiếc gối. Mãi đến tận khi hấp hối, bà mới kể lại sự thật cho con cháu nghe, hy vọng họ sẽ giữ gìn chiếc gối như một báu vật gia truyền.

Cho đến tận lúc hấp hối, cung nữ này mới tiết lộ sự thật về chiếc gối cho con cháu của mình.

Đến năm 1964, tức là 64 năm sau khi chiếc gối bị đánh cắp, con cháu của người cung nữ năm xưa hiện đều là công nhân trong một nhà máy hóa chất. Trong một lần, đứa con của gia đình này thấy chiếc gối cũ kỹ và bẩn thỉu nên quyết định tháo ra để giặt, nào ngờ lại nhận thấy những điều bất thường. Bên trong chiếc gối không chỉ là thảo dược mà còn có một bọc vải kỳ lạ. Rạch bọc vải này ra, người này thấy nó có tổng cộng 4 lớp, 1 lớp vải đỏ, 1 lớp vải vàng, 1 lớp giấy dầu và 1 lớp vải lụa. Bên trong cùng, người này tìm thấy 4 viên ngọc có kích thước bằng quả nhãn, sáng bóng và lấp lánh.

Nhớ lại lời của cung nữ năm xưa, con cháu của bà tin rằng đây là báu vật củaTừ Hi Thái hậu nên đã cống nạp cho nhà nước. Sau đó, các chuyên gia đã xác nhận 4 viên ngọc này là dạ minh châu từng được gắn trên vương miện phượng hoàng của Từ Hi Thái hậu.

Phương Linh (T/h)

Tin nổi bật