Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hành vi miệt thị khách của bà chủ quán “bún chửi” đã vi phạm qui định pháp luật

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hành vi miệt thị, chửi bới khách hàng của bà chủ quán “bún chửi” không những đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác mà còn gây mất trật tự công cộng...

(ĐSPL) - "Hành vi miệt thị, chửi bới khách hàng của bà chủ quán “bún chửi” không những đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác mà còn gây mất trật tự công cộng" - Luật sư  Nguyễn Anh Thơm nhận định.

Thời gian gần đây, câu chuyện về quán "bún chửi" trên đường Ngô Sỹ Liên, Hà Nội đang làm dậy sóng cộng đồng mạng. Theo tìm hiểu, tên gọi "bún chửi" xuất phát từ việc nhiều thực khách từng đến ăn tại đây cho biết, bà chủ quán tên Thảo lúc nào cũng luôn miệng la mắng, nói mát khách hàng bằng thứ giọng the thé, suồng sã, thậm chí là bắt khách vừa ăn vừa nghe chửi...

Nhân vật chính bà chủ "bún chửi" gây phẫn nộ cộng đồng mạng trong thời gian vừa qua (Ảnh: VTCNews)

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho hành vi chửi, miệt thị khách hàng của chủ quán bún đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

Video: Bà chủ quán "bún chửi" liên tục thóa mạ khách hàng

[mecloud]qvBOqNFWU9[/mecloud]

Theo đó, Điều 20 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 qui định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”

Điều 3 Bộ luật dân sự 2005 Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”

Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 qui định Tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng với hình phạt cao nhất đến 03 năm tù. Tội làm nhục người khác chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người Bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Xét hành vi của bà chủ quán “bún chửi” đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi có lời nói xúc phạm danh dự của người khác khi họ bị chửi lại vào lúc làm tổn thương nghiêm trọng về danh dự của họ mặc dù họ không có lỗi gì với chủ quán.

Đánh giá hành vi vi phạm của bà chủ quán “bún chửi” thì tùy vào địa vị xã hội, hoàn cảnh, bối cảnh mà khách hàng thấy nhục. Mặt khác họ phải có đơn yêu cầu xử lý thì Cơ quan pháp luật mới có thể xem xét mức độ để quyết định việc xử lý bằng biện pháp hình sự hay hành chính theo qui định của pháp luật.

Sự xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác phải đến mức độ nghiêm trọng mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Đánh giá như thế nào là bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Nó phụ thuộc vào thái độ, nhận thức của người phạm tội, cường độ, thời gian của hành vi, vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, nhận thức của người bị hại trong gia đình và xã hội; sự đánh giá và phản ứng của dư luận xã hội cũng cần phải được xem xét.

Trường hợp có thể bị xử lý hình sự như người bị miệt thị, chửi bới là người có chức vụ quyền hạn, có uy tín trong xã hội. Ví dụ như Lãnh đạo Thành phố đi cùng đoàn công tác dừng ăn thì bị chửi hoặc Thành viên đoàn công tác du lịch đi tìm hiểu văn hóa Hà Nội vào ăn cũng bị chửi bới, miệt thị,…

Hành vi miệt thị, chửi bới khách hàng của bà chủ quán “bún chửi” không những đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác mà còn gây mất trật tự công cộng nên cần thiêt phải xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật mới có thể làm trong sạch môi trường văn hóa của của Thủ đô, cũng như hình ảnh người hà Nội văn minh, thanh lịch, hiếu khách,…

Nếu trường hợp bà chủ quán “bún chửi” xét thấy chưa đến mức xử lý hình sự thì Cơ quan pháp luật cũng có thể xử phạt hành chính theo điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội,…

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Bạch Huyết

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]ovcvHE0lob[/mecloud]



Tin nổi bật