Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hành trình trở thành doanh nhân quyền lực của nữ giáo viên đồng sáng lập Alibaba

(DS&PL) -

Hiện Lucy Peng nằm trong top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes khi là lãnh đạo nhiều công ty con có vị thế lớn tại Trung Quốc.

Lucy Peng nằm trong top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes khi là lãnh đạo nhiều công ty con có vị thế lớn thuộc Alibaba.

Là một trong những người đồng sáng lập Alibaba, bà Lucy Peng (41 tuổi) vừa được bổ nhiệm làm CEO mới của Lazada sau khi tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc đầu tư thêm 2 tỷ USD vào trang bán lẻ trực tuyến này.

Với cương vị mới tại Lazada, bà Peng được giao trọng trách giúp trang thương mại điện tử Singapore mở rộng thị phần tại Đông Nam Á -  thị trường hơn 600 triệu dân đầy tiềm năng - nơi đối thủ Mỹ Amazon đã bước chân vào thị trường Singapore và trang Shopee của Sea Ltd tiếp tục mở rộng hoạt động.

Doanh nhân Lucy Peng. Ảnh: CNN

Được biết, trước khi làm doanh nghiệp, bà Peng giáo viên và từng có 5 năm giảng dạy tại Đại học Tài chính và Kinh tế Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 1999, bà trở thành một trong 18 người sáng lập Alibaba cùng với tỷ phú Jack Ma.

"Trong suốt quá trình phát triển Alibaba, Jack Ma luôn là người động viên rằng chúng tôi phải xây dựng công ty Internet thành công nhất thế giới, của một nhóm người Trung Quốc này", Peng nói trong một cuốn sách.

Peng bắt đầu với vị trí nhân sự được trả lương tháng 500 Nhân dân tệ và thừa nhận rằng bà từng cảm thấy "bối rối và không chắc chắn" về việc làm thế nào để biến Alibaba thành một công ty lớn mạnh.

Theo lời của nhân viên Alibaba, bà Peng sống khá kín đáo và ít xuất hiện trước công chúng dù sở hữu bản năng thích nghi mạnh mẽ - giúp bà tỏa sáng trong nhiều cương vị tại Aliababa. Là một trong những trụ cột của Alibaba, song với những thuộc cấp của mình, bà Peng luôn được đánh giá là người đầy nhiệt huyết, vui tính, thực tế và rất khiêm tốn

Bà làm ở bộ phận nhân sự của Alibaba trong suốt hơn một thập kỷ trước khi trở thành Giám đốc nhân sự vào năm 2014 và nằm trong hội đồng quản trị công ty.

Trong khoảng thời gian làm Giám đốc nhân sự của Alibaba, bà đã tăng số lượng nhân sự của công ty từ hơn 22.000 người lên hơn 36.000 người vào cuối năm tài chính 2016.

Trước khi làm doanh nghiệp, bà Peng giáo viên và từng có 5 năm giảng dạy tại Đại học Tài chính và Kinh tế Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Financial Times

Trước đó, từ tháng 2010 đến 2013, Peng giữ vị trí CEO Alipay, đứng sau sự phát triển của ứng dụng này trở thành một trong những nền tảng thanh toán trực tuyến hàng đầu tại Trung Quốc hiện nay.

So với các ngân hàng truyền thống, một trong những lợi thế vượt trội của những công ty sử dụng nền tảng thanh toán điện tử đó là, có thể xử lý hàng chục triệu giao dịch mỗi ngày trên một cơ sở dữ liệu thống nhất. Có hệ thống dữ liệu, thông tin về khách hàng mà ngân hàng truyền thống “chỉ có thể mơ ước” và quan trọng nhất là, có thể truy xuất và sử dụng dữ liệu đó bất kể lúc nào. Chính những lợi thế đó khiến ngành công nghiệp thương mại điện tử có thể phát triển mạnh mẽ.

Alibaba chính là một trong số công ty điển hình. Còn với Peng- người đứng đầu đơn vị tài chính của Alibaba, dường như đã nắm rõ điều này, nên nhanh chóng mở rộng các dịch vụ tài chính độc lập của Tập đoàn, tạo nên mạng lưới khoảng 615 triệu khách hàng.

Peng còn được gọi là “người phụ nữ quyền lực đứng sau Jack Ma”. Ảnh: Daily Express

Peng sau đó được bổ nhiệm làm CEO của nhánh tài chính Ant Financial của Alibaba. Khi Alibaba lên sàn chứng khoán vào năm 2014, bà trở thành tỷ phú nhờ số cổ phần tại công ty này và hiện sở hữu tài sản trị giá khoảng 1,14 tỷ USD, theo thống kê của Forbes.

Nếu Chủ tịch Jack Ma và những lãnh đạo khác được ví như tướng lĩnh trên chiến tuyến, thì Peng giống như một “thủ thành” hay “người gác đền” đầy tài ba nơi hậu phương. Bởi thế, Peng còn được gọi là “người phụ nữ quyền lực đứng sau Jack Ma”.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật