Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hành trình đến với thế giới của cặp song sinh chào đời từ phôi thai đông lạnh 30 năm

(DS&PL) -

Ngày 31/10 vừa qua, hai bé Lydia và Timothy Ridgeway chính là hai phôi thai đông lạnh lâu năm nhất có thể phát triển và chào đời thành công.

Kỷ lục phôi thai đông lạnh lâu năm nhất

Theo Trung tâm hiến tặng bào thai quốc gia Mỹ, người giữ kỷ lục trước đó là bé Molly Gibson sinh năm 2020 từ phôi đông lạnh gần 27 năm. Molly đã giành danh hiệu này từ chị gái Emma, người chào đời từ phôi đông lạnh 24 năm.

Cặp song sinh ra đời từ phôi thai 30 năm. Ảnh: ionigeria

Trên thực tế, các chuyên gia có thể đã sử dụng một phôi thai đông lạnh lâu năm hơn. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy một phôi lâu năm hơn đã dẫn đến ca sinh nở thành công.

Ông Ridgeway chia sẻ: “Theo ý nghĩa nào đó, hai bé là những đứa con lớn nhất của chúng tôi, mặc dù thực tế lại là những đứa con nhỏ tuổi nhất.” Gia đình Ridgeway vốn có 4 người con khác (8, 6, 3 và  2 tuổi) và không bé nào được thụ thai qua ống nghiệm hoặc người hiến tặng.

Phôi thai trên vốn dĩ dược tạo ra cho một cặp vợ chồng giấu tên bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Người chồng đã ngoài 50 tuổi và họ đã sử dụng một người hiến trứng 34 tuổi.

Các phôi này được đông lạnh vào ngày 22/4/1992. Trong gần ba thập kỷ qua, chúng nằm trong ống nghiệm lưu trữ nhỏ được giữ trong nitơ lỏng ở nhiệt độ 200 độ C, trong một thiết bị trông giống bình khí propan.

Các phôi này được bảo quản bởi một phòng thí nghiệm sinh sản ở Bờ Tây cho đến năm 2007, khi cặp vợ chồng tạo ra chúng tặng lại phôi cho Trung tâm Hiến pháp Phôi Quốc gia ở Knoxville, Tennessee với hy vọng cặp vợ chồng khác có thể sử dụng chúng.

Hạnh phúc nhân đôi giành cho các gia đình bền bỉ

Trung tâm hiến tặng phôi quốc gia kết hợp với phòng thí nghiệm South Eastern Fertility đã rã đông phôi vào ngày 28/2 năm nay. Trong số 5 phôi đã rã đông, có 2 phôi không có may mắn sống sót. Các chuyên gia cho biết tỷ lệ phôi thai sống sót sau khi rã đông là khoảng 80%.

Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ cùng Hiệp hội y học sinh sản Mỹ đều khuyến nghị chuyển từng phôi một, vì chuyển nhiều hơn sẽ làm tăng khả năng đa thai, gây thêm rủi ro cho cả mẹ và con. Trẻ sinh đôi dễ sinh non, bại não, tự kỷ và bị lưu thai.

Ba phôi này được cấy vào tử cung của Rachel vào ngày 2/3, tức sau 29 năm 10 tháng khi khi chúng được đông lạnh. Hai trong số chúng đã phát triển thành công. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ chuyển phôi đông lạnh dẫn đến ca sinh sống sót là 25% – 40%.

3 phôi được cấy vào tử cung Rachel, 2 trong số chúng phát triển tốt. Ảnh: Trung tâm Hiến tặng Phôi Quốc gia Mỹ 

“Nếu bạn bị đóng băng ở nhiệt độ âm gần 200 độ, các quá trình sinh học về cơ bản sẽ chậm lại gần như bằng không. Và vì vậy có lẽ sự khác biệt giữa hai thập kỷ không thực sự quan trọng”, bác sĩ Gordon giải thích.

Những đứa trẻ đã phải chờ đợi rất lâu để đến với thế giới. Ảnh: NYP

Tuổi của phôi không ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ. Điều quan trọng hơn là tuổi của người phụ nữ hiến tặng trứng để tạo ra phôi thai.

Các thông tin về Hiến phôi

Tên y khoa của quá trình mà vợ chồng Ridgeway đã trải qua là hiến phôi.

Giống như bất kỳ hoạt động hiến tặng mô người nào khác. Phôi thai phải đáp ứng một số tiêu chuẩn an toàn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), trong đó có yêu cầu sàng lọc một số bệnh truyền nhiễm.

Khi mọi người làm thụ tinh ống nghiệm, họ có thể tạo ra nhiều phôi hơn mức họ sử dụng. Phôi thừa có thể được bảo quản lạnh để sử dụng trong tương lai, hoặc được hiến tặng nhằm mục đích nghiên cứu hay cho những người muốn có con.

Trung tâm hiến tặng phôi thai quốc gia cho biết: “Việc nhận phôi hoàn toàn khác với việc “nhận con nuôi” hợp pháp, ít nhất là theo nghĩa nhận con nuôi sau chào đời. Tuy nhiên, thuật ngữ này cho phép tất cả các bên khái niệm hóa quá trình và thực tế cuối cùng của việc nuôi dạy một đứa trẻ không có mối quan hệ về di truyền.”

Việc nhận con và Hiến phôi là hoàn toàn khác nhau. Ảnh: Trung tâm Hiến tặng Phôi Quốc gia (Mỹ)

Chuyên gia sinh sản Sigal Klipstein, Chủ tịch Ủy ban đạo đức của hiệp hội trên cho biết, nhiều người gọi quá trình hiến tặng là “nhận phôi” nhưng việc nhận con và hiến tặng không phải là một.

Theo chuyên gia này, nhận con nuôi đề cập đến những đứa trẻ còn sống. Đó là quy trình pháp lý mà theo đó mối quan hệ cha mẹ và con cái được tạo ra khi nó không tồn tại trước đây.

Bà cho biết, hiến phôi là một thủ tục y tế. “Đó là cách chúng tôi lấy phôi từ một cặp vợ chồng hoặc một cá nhân và sau đó chuyển chúng sang một cá nhân khác để xây dựng gia đình mới”, bà Sigal Klipstein nhấn mạnh.

Trần Ngọc (T/h)

Tin nổi bật