Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hai TS ở Úc lên tiếng về chuyện hoa quả có thuốc thúc chín tại VN

(DS&PL) -

Dùng hóa chất để thúc chín hoa quả là việc được phép hay không nếu đúng tỉ lệ và đúng thời gian quy định? Hãy tham khảo phân tích của tiến sĩ Việt tại Úc...

Dùng hóa chất để thúc chín hoa quả là việc được phép hay không nếu đúng tỉ lệ và đúng thời gian quy định? Hãy tham khảo phân tích của tiến sĩ Việt tại Úc, bạn sẽ có câu trả lời.

Gần đây, một bài báo đưa tin v

ề việc "công an TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp phát hiện và bắt quả tang" một hộ kinh doanh trái cây tại phường 2, TP Sa Đéc "đang sử dụng hóa chất để ngâm trái cây bán cho người tiêu dùng" gây hoang mang trong dư luận về tính an toàn của hoa quả sau khi được ngâm ủ hóa chất , cụ thể trong bài báo nhắc đến là quả bơ ().

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Dương Văn Hùng, cán bộ nghiên cứu của Nhóm Nghiên cứu Công nghệ Sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp bang Queensland, ÚcTiến sĩ Thái Khánh Phong, cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Quốc tế về chất lượng Không khí Sức khỏe của Đại học Công nghệ Queensland (QUT), Úc về vấn đề này.

Hóa chất không có tội!

- Xin anh cho biết quan điểm của mình sau khi đọc bài báo đưa tin về việc công an bắt người bán bơ khi họ đang ngâm bơ vào hóa chất để bán?

Tiến sĩ Thái Khánh Phong: Tôi dị ứng với cách đưa tin không rõ ràng, gây hoang mang cho người tiêu dùng và có thể gây thiệt hại lớn cho người trồng, cũng như người kinh doanh bơ hay hoa quả nói chung.

Trong khi các lực lượng chức năng còn đang điều tra việc người bán hàng ngâm quả bơ vào hóa chất là có vi phạm pháp luật hay không mà báo chí, kể cả VTV đã đưa tin như vậy là hơi vội vã. Một bài báo/bản tin như vậy có thể làm người tiêu dùng hoang mang và ngừng tiêu thụ quả bơ, dẫn đến gây thiệt hại nặng nề cho người trồng và kinh doanh bơ.

Ví dụ điển hình của tác hại này là vụ việc đưa tin về chất phụ gia có trong xúc xích tại Hà Nội trong năm 2016 nhưng có vẻ thông tin này không được phổ biến nên các phóng viên vẫn chưa rút kinh nghiệm ().

Có rất nhiều loại trái cây được dùng hóa chất để thúc chín (Ảnh minh họa).

- Như vậy, theo anh việc ngâm hoa quả vào hóa chất để bán là việc làm có thể chấp nhận được?

Tiến sĩ Thái Khánh Phong: Tôi nghĩ định nghĩa của từ "hóa chất" không có nghĩa độc hại trong đó. Nhưng cách đưa tin, viết bài của báo chí Việt Nam hiện nay đã tạo cho người dân một phản ứng "ghê sợ" hóa chất. Cứ nghe thấy "hóa chất" là thấy độc hại.

Thực ra, việc sử dụng hóa chất để làm chín hoặc bảo quản hoa quả hay thực phẩm nói chung là thành tựu của ngành Công nghệ sau thu hoạch.

Không có các loại hóa chất như vậy thì thế giới không thể có một nền nông nghiệp công nghiệp hóa, sản xuất ra sản lượng lớn vì sẽ không bảo quản được khối lượng nông sản khổng lồ trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ. Vấn đề ở đây là dùng hóa chất gì và dùng như thế nào.

Vậy theo các anh, loại hóa chất mà người bán hàng đó sử dụng là được phép hay không?

Tiến sĩ Thái Khánh Phong: Theo như hình ảnh trong bài báo thì sản phẩm người bán hàng sử dụng để ngâm quả bơ là sản phẩm Phân bón lá HPC-97 HXN. Theo thông tin trên internet thì trong sản phẩm HPC-97 HXN có thành phần là Hoạt chất N (đạm) 2%, P2O5 (lân) 12%, chất điều hòa sinh trưởng hữu cơ ethephon <1%.

Vì chất ethephon này có hai tác dụng: Một là làm chín quả, hai là thúc đẩy quá trình nẩy chồi cho cây nên nó được dùng trong sản phẩm phân bón lá. Nhưng do có tác dụng thúc chín quả nên người dân mới mua sản phẩm phân bón lá có chứa ethephon về ngâm hoa quả xanh để thúc chín.

Theo tài liệu của Codex (Ủy ban liên hợp FAO/WHO về tiêu chuẩn thực phẩm và phụ gia thực phẩm) thì ethephon có thể được sử dụng trong việc thúc chín trái cây và có mức dư lượng ví dụ cho táo là 0.8 mg/kg.

Ở Việt Nam, chất này không có trong danh sách các hóa chất bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng của Cục Bảo vệ thực vật, nhưng nó lại cũng không có sản phẩm được đăng kí với tác dụng làm chín hoa quả. Như vậy là người bán hoa quả thực tế cũng có sai khi sử dụng không đúng sản phẩm.

Một loại phân bón lá được dùng để thúc chín trái cây (Ảnh minh họa).

Tiến sĩ Dương Văn Hùng: Ethephon hay Ethrel@ (2-chloroethylphosphon

ic acid) là chất tạo ra etylen được dùng rộng rãi trong ngành nông nghiệp để thúc đẩy sinh trưởng của cây, điều tiết ra hoa và thúc chín quả…

Hiện nay Ethephon được đăng ký tại Úc và nhiều nước trên thế giới để sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng cây trồng, đồng thời là chất thúc chín cho các loại quả có hô hấp đột biến (climactericfruit) như: táo, dứa, quả hạch, cà chua, chuối, xoài...

Tùy theo từng loại quả mà sử dụng nồng độ và thời gian cách ly (khoảng thời gian tối thiểu để dư lượng tồn đọng trên quả không ảnh hưởng đến sức khỏe) là khác nhau.

Nồng độ và thời gian cách ly an toàn

Các anh có thể nói rõ hơn về nồng độ và thời gian cách ly sau khi sử dụng hóa chất thúc chín hoa quả?

Tiến sĩ Dương Văn Hùng: Thông thường thời gian cách ly tối thiểu là 7 ngày sau khi xử lý. Còn về nồng độ ethephon được dùng để ngâm hoa quả thì xin đưa một vài ví dụ về nồng độ như sau:

- Cho cà chua và lê (pear): (mg/L hayppm) tương đương 5 ml -15 ml dung dịch hoạt tính trong 10L nước, ngâm trong 5 phút.

- Cho xoài ppm, ngâm

trong 5 phút.

- Cho chuối ppm, ngâm trong 5 phút.

Như vậy, nếu người bán hàng pha 3 chai hóa chất với 60 lít nước (như bài báo đã nêu) thì có nằm trong ngưỡng nồng độ cho phép?

Tiến sĩ Dương Văn Hùng: Theo hình ảnh trong bài báo thì mỗi chai có dung lượng 500 ml, sau khi hòa 3 chai với 60 lít nước thì nồng ethephon tối đa là: 1% x 1500g/60L = 15g/60L = 250 mg/L = 250 ppm như vậy là nằm trong ngưỡng nồng độ dùng cho các loại hoa quả đã nêu ở trên, tuy nhiên bài báo không nêu rõ người bán hàng ngâm bơ trong hóa chất trong thời gian bao lâu.

Và sau khi ngâm xong phải cách ly chứ không được bán ngay cho người tiêu dùng?

Tiến sĩ Dương Văn Hùng: Đúng vậy, nhưng bài báo cũng không đề cập đến khía cạnh này. Quả bơ được ngâm ethephon sẽ chín trong thời gian từ 3-5 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ bảo quản. Do vậy, nếu người tiêu dùng mua sản phẩm ngay sau khi ngâm hóa chất và ăn bơ trong thời gian cần cách ly là không an toàn.

Tiến sĩ Thái Khánh Phong: Trong bài báo không cho biết thời gian cách ly. Tuy nhiên, chắc chắn là sẽ phải có thời gian chờ để hoa quả chín sau khi xử lí với thuốc chứ không thì nó không có tác dụng được.

Hóa chất thúc chín trái cây dùng đúng loại và lượng không có hại, nhưng những thông tin không rõ ràng đã khiến người tiêu dùng hoang mang (Ảnh minh họa)

Vậy nếu lượng chất này còn tồn dư trong hoa quả mà người tiêu dùng ăn phải thì hàm lượng bao nhiêu mỗi ngày là trong giới hạn an toàn?

Tiến sĩ Dương Văn Hùng: Liều lượng chấp nhận được (Acceptable Daily Intake

- ADI) là không quá 0.05 mg/kg cân nặng trong một ngày.

Như vậy với một người nặng 50 kg thì lượng ethephon có thể chấp nhận được là 2.5 mg/ngày.

TS Thái Khánh Phong: Nếu dùng mức dư lượng cho phép của ethephon trên quả táo do Codex quy định năm 2016 là 0.8 mg/kg (vì không có tiêu chuẩn cho quả bơ) thì mỗi người có thể ăn 3 kg bơ mỗi ngày mà vẫn ở trong ngưỡng an toàn. 

Tuy nhiên cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta thiếu thông tin về số lượng bơ được ngâm vào trong 1 thùng nước, thời gian ngâm và thời gian cách li sau khi ngâm.

- Xin anh cho biết những loại hoá chất nào đã được thế giới công nhận và cho phép sử dụng cho việc thúc chín và bảo quản trái cây? Và những thành tựu của ngành công nghiệp sau thu hoạch trên thế giới?

TS Dương Văn Hùng: Hiện nay, etylen là hóa chất được dùng rộng rãi nhất trên thế giới để thúc chín quả, tuy nhiên vì hóa chất ở dạng khí (gas) nên rất khó sử dụng. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra các chất dẫn xuất ở dạng bột (powder) để tạo ra etylen, giúp người sản xuất dễ sử dụng hơn. 

Hiện nay, trên thị trường tồn tại các tên thương phẩm như Ethephon, Ethrel, và gần đây nhất là RipeStuffTM. Những sản phẩm này khi kết hợp với nước sẽ tạo ra khí etylen, có tác dụng làm chín hoa quả.

- Úc vốn nổi tiếng là nơi có có nền nông nghiệp tiên tiến, anh Hùng có thể cho biết hiện nay các sản phẩm thúc chín hoa quả, bảo quản nông sản ở Úc được dùng như thế nào?

TS Dương Văn Hùng: Hiện nay việc thúc chín hoa quả tại Úc chủ yếu là dùng etylen. Thông thường, hoa quả sau khi thu hoạch được vận chuyển về các trung tâm phân phối để thúc chín bằng etylen (3-5 ngày), sau đó sẽ phân phối hoặc bán cho các nhà bán buôn. 

Ngoài ra, để rút ngắn thời gian hoa quả từ nông trại đến siêu thị/người tiêu dùng, gần đây phương pháp thúc chín quả trong quá trình vận chuyển dùng RipeStuffTM đang được thử nghiệm cho quả xoài, trong tương tai sẽ áp dụng cho các loại quả khác. 

Ưu điểm của phương pháp này là hoa quả sẽ có mặt tại thị trường sớm hơn (3-4 ngày) do không cần thời gian thúc chín tại trung tâm phân phối, hơn nữa phương pháp này tiết kiệm được chi phí đầu tư phòng bảo quản và công lao động.

- Vậy ở Úc vấn đề an toàn thực phẩm được quản lý thế nào?

TS Dương Văn Hùng: Vấn đề an toàn thực phẩm tại Úc được thực hiện rất chặt chẽ và nghiêm túc.

Thứ nhất, người sản xuất và người đóng gói có thể chọn cho mình một hệ thống đảm bảo chất lượng để tuân thủ (Codex HACCP, the SQF Code, Freshcare, GlobalG.A.P.). 

Theo đó, người trồng cây ăn quả được đào tạo và hướng dẫn sử dụng hóa chất theo tiêu chuẩn an toàn (nồng độ, thời gian xử lí, cách li...), người đóng gói được hướng dẫn cách lấy mẫu và sử dụng thiết bị để phân tích và kiểm tra dư lượng tồn đọng trên quả sau khi xử lí.

Thứ hai, chất lượng sản phẩm và dư lượng hóa chất tồn đọng trên hoa quả được kiểm tra và giám sát thông qua hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ quan chính phủ (Bộ Y tế) và 3 hệ thống siêu thị lớn nhất (Woolworths, Coles và ALDI). Việc lẫy mẫu hoa quả để kiểm tra sẽ được thực hiện tại các cửa hàng bán buôn, bán lẻ và các trung tâm phân phối.

Vì việc vi phạm các tiêu chuẩn ATVSTP ở Úc khi bị phát hiện sẽ gây thiệt hại lớn cho cả hệ thống (ví dụ người mua hủy hợp đồng và đòi bồi thường) nên người trồng và phân phối hoa quả ở Úc tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ vườn cây cho đến khâu phân phối và bán lẻ cho người tiêu dùng.

- Xin cảm ơn các anh!

Tin nổi bật