Còn máy bay 04 phải tiếp đấy nhiên liệu trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh để bay ra vùng biển nghi vấn máy bay Malaysia mất tích.
7h: Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không (Hà Nội) cho biết, Việt Nam chuẩn bị 6 máy bay sẵn sàng cho việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Hiện, 4 chiếc máy bay đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất và Phú Quốc ra vị trí nghi là mảnh vỡ của máy bay Malaysia chở 239 người mất tích. 2 máy bay sẵn sàng cho việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích khác đang để dự phòng.
|
2 tổ bay ở sân bay Cà Mau sẵn sàng đợi lệnh tìm kiếm máy bay mất tích. |
Tuy nhiên, trao đổi với CNN, một quan chức Mỹ tham gia vào chiến dịch tìm kiếm cứu nạn đã xác nhận rằng, vật thể lạ trôi trên biển giống cửa thoát hiểm của máy bay không phải là mảnh võ của chiếc máy bay Malaysia mất tích.
7h25: Theo tin tức từ Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, đến nay đã có 20 máy bay tham gia việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích, trong đó có 7 máy bay Việt Nam, 6 máy bay từ Malaysia, 2 máy bay Trung Quốc, 2 máy bay Hoa Kỳ và 3 máy bay từ Singapore. 22 tàubao gồm: 8 tàu của Việt Nam, 6 của Malaysia, 3 của Trung Quốc, 2 tàu Hoa Kỳ và 3 tàu của Singapore.
8h: Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có buổi họp bàn về kế hoạch tìm kiếm chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia mất tích hôm mùng 8/3.
|
Trung tướng Võ Văn Tuấn (bên trái) họp bàn lên phương án tìm kiếm máy bay mất tíchtrong ngày 10/3. |
Theo Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó chủ tịch Ủy ban an ninh hàng không dân dụng quốc gia Việt Nam cho biết, đến sáng nay vẫn chưa có tín hiệu tích cực về chiếc máy bay của Malaysia mất tích. Lúc 6h30 sáng nay đã cho chiếc thủy phi cơ DHC6 xuất phát từ Đảo Phú Quốc đến khu vực tìm kiếm, máy bay Hải quân và tàu HQ888 cũng chở theo đội thợ lặn đến điểm nghi vấn tìm kiếm máy bay mất tích.
8h05: Sáng nay, 2 tổ bay ở sân bay Cà Mau sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ tìm kiếm và sẵn sàng đợi lệnh từ Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.
|
Ngày thứ 3 tìm kiếm máy bay mất tích, không khí làm việc tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vẫn hết sức khẩn trương. |
Theo lịch trình, trực thăng Mi171 mang số hiệu 02 của Trung đoàn 917 sẽ bay từ Cà Mau đi Phú Quốc (Kiên Giang) để đón Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu, sau đó sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ tìm kiếm, quan sát. Đến chiều cùng ngày sẽ bay về Cà Mau. Còn trực thăng Mi171 mang số hiệu 04 của Trung đoàn 917 sẽ tiếp tục bay từ Cà Mau đi đến khu vực nghi máy bay của Malaysia bị mất tích để tiếp tục tìm kiếm.
8h30: Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã có buổi làm việc với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để bàn bạc về phương án tìm kiếm trong ngày hôm nay. Theo đó, trong ngày hôm nay, các lực lượng tìm kiếm sẽ mở rộng vùng tìm kiếm về phía Tây đảo Thổ Chu và tầm bay dưới 1.500m và sẽ tổ chức tìm kiếm liên tục 24/24g.
|
Bản đồ xác định vị trí máy bay Malaysia mất tích. |
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cho biết, sẽ phối hợp và tạo điều kiện cho các phương tiện, lực lượng nước ngoài tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Theo AP, 8h30 sáng nay (10/3), Australia điều thêm một máy bay tuần tra biển đến hỗ trợ công tác tìm kiếm. Đêm qua, máy bay AP-3C Orion của Australia cũng đã tham gia công tác truy dấu phi cơ Boeing 777 mất tích.
Trước đó, 0h đêm 9/3, tàu của Việt Nam đã tiếp cận khu vực trực thăng báo nhìn thấy miếng nhựa composit và thanh bằng ngang được cho là của máy bay mất tích. Tuy nhiên, thủ thủ đoàn chưa tìm thấy vật gì tương tự. Kênh CNN của Mỹ nhận định, vật được chụp trong ảnh không phải các mảnh vỡ từ máy bay.
9h15: Tại Trung tâm hiệp đồng điều hành bay - Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (Long Biên - Hà Nội), ông Đoàn Hữu Gia - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty này cho biết: "Cuối này 8/3 đã phát hiện 2 vết màu nước biển có nghi ngờ dầu loang nhưng ngày hôm qua (9/3), máy bay sát khu vực đó là khu vực bãi cạn, dòng chảy thay đổi, không phải vệt dầu. Đây không phải bãi cát, mà màu thay đổi theo độ sâu của biển, có váng nhưng chúng tôi đã yêu cầu lấy mẫu xem xét. Tất cả các dấu hiệu đều được xét nghiệm".
|
Phương án tìm kiếm máy bay mất tích được phân tích kỹ lưỡng. |
Tàu thủy Việt Nam hoạt động suốt đêm, đến nay có 7 tàu thủy hoạt động nhưng vẫn chưa phát hiện được gì, chưa tiếp cận được vật thể trôi nổi. Hôm qua có chụp được vật nghi ốp cửa máy bay. Đó là phỏng đoán của người quan sát. Cụ thể thì phải vớt được xem có đúng hay không? Đến nay, vẫn chưa thể tiếp cận vật thể lạ nghi cửa ốp máy bay được phát hiện vào ngày hôm qua (9/3).
Theo Trung tâm Hiệp đồng điều hành bay (Công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay, Tổng công ty quản lý bay Việt Nam), vào 0h ngày 10/3, tàu của Việt Nam đã tiếp cận được khu vực mà trực thăng báo nhìn thấy miếng composit và thanh bằng ngang được cho là của máy bay Boing777-200 của Malaysia mất tích. Nhưng do trời tối nên thuỷ thủ đoàn chưa tìm thấy vật gì tương tự.
Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không (Hà Nội) cho biết, 7h sáng nay ngày 10/3, có 4 chiếc máy bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất và Phú Quốc ra vị trí nghi là mảnh vỡ của máy bay Malaysia chở 239 người mất tích.
Cụ thể, Việt Nam chuẩn bị 6 máy bay sẵn sàng cho việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. Trong 6 máy bay có 4 máy bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất và Phú Quốc ra vị trí nghi là mảnh vỡ của máy bay Malaysia, 2 máy bay còn lại để dự phòng. Trong 4 máy bay tham gia tìm kiếm có 2 máy bay AN26, 1 trực thăng, 1 thủy phi cơ. 2 máy bay dự phòng sẽ triển khai khi có lệnh gồm 1 máy bay Mi, 1 Supre. Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không dự kiến sau 30 phút cất cánh máy bay sẽ đến được tọa độ 08 độ 47''32' N - 103 độ 22''26' - nơi có vật thể lạ nghi là xác của máy bay Malaysia mất tích khi chở 239 người.
9h20: Hai tàu Trung Quốc được cấp phép tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn máy bay Malaysia mất tích và đang trên đường đến Việt Nam.
9h35: Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đến Việt Nam và làm việc tại Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết sẽ cung cấp thông tin liên tục cho báo chí và sẽ tạo mọi điều kiện cho Trung Quốc thực hiện trường quay trực tiếp.
|
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã đến Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. |
10h30: Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, Việt Nam quyết định điều thêm 1 máy bay CASA 212 từ sân bay Gia Lâm vào sân bay Tân Sơn Nhất để tăng cường công tác tìm kiếm. Máy bay này sẽ sẵn sàng tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn máy bay Malaysia mất tích khi có yêu cầu. Tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã cử 11 trực thăng, thủy phi cơ và 8 tàu các loại tham gia tìm kiếm máy bay mất tích.
Theo thông tin từ Sở chỉ huy Trung tâm Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, hai tàu của Trung Quốc được cấp phép tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong vụ máy bay Malaysia mất tích đang trên đường vào vùng biển của Việt Nam.
10h50: Theo Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, hiện phương án tìm kiếm dự kiến sẽ mở rộng lên hướng Đông Bắc so với vị trí tìm kiếm ngày 8/3 (hướng mũi Cà Mau). Nếu phương án này được thông qua thì ngay trong chiều nay, máy bay và các phương tiện sẽ được điều động, phối hợp tìm kiếm mở rộng.
Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng không đang xây dựng phương án mở rộng khu vực tìm kiếm sang hướng Đông Bắc (so với vị trí tìm kiếm ngày 8/3). Dự kiến khu vực tìm kiếm sẽ rộng khoảng 10.000 km2 và sát hơn về phía mũi Cà Mau. Nếu phương án này được lựa chọn, ngay trong chiều nay, các phương tiện máy bay, tàu thủy sẽ được huy động để mở rộng tìm kiếm sang khu vực này. Việc lựa chọn mở rộng tìm kiếm vì việc tìm kiếm ở khu vực cũ chưa mang lại hiệu quả khả quan. Cũng có thông tin cho biết, có thể sẽ điều thêm máy bay từ phía bắc vào để tham gia tìm kiếm.
11h05: Trả lời đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), Trung tướng Vũ Văn Tuấn cho biết: “Sáng 10/3, các phi cơ Việt Nam tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan, hai tàu hải quân Trung Quốc, 1 tàu hải quân Hoa Kỳ, đồng thời ưu tiên tất cả phóng viên báo chí các hãng thông tấn báo chí trong nước, quốc tế (nhất là các phóng viên của Malaysia và Trung Quốc) được lên các phương tiện quân đội tiếp cận hiện trường”.
11h10: Trung tướng Vũ Văn Tuấn đề nghị đài truyền hình trung ương Trung Quốc chú ý nắm thông tin ở những cơ quan phát ngôn chính thức của Bộ Quốc phòng và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn để truyền tải cho thân nhân những người gặp nạn đúng và không bị nhiễu loạn thông tin.
11h15: Tàu HQ 627 ở Phú Quốc (Kiên Giang) đang sẵn sàng chở nhiên liệu cho tàu SAR 413, đưa các nhà báo trong nước và quốc tế ra hiện trường tìm kiếm ở khu vực có vật thể lạ chưa xác định. Tại khu vực tìm kiếm có 3 máy bay AN26, một máy bay trực thăng Mi171, một thủy phi cơ DHC6 cùng 7 tàu đang tìm kiếm thực hiện trên biển.
Hai máy bay CASA số hiệu 212 và 9891 đã cất cánh từ Gia Lâm đi Đà Nẵng và tiếp tục từ Đà Nẵng đi Tân Sơn Nhất sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.
Nhiều giả thuyết được đưa ra lý giải cho việc máy bay mất tích: bom nổ, phi công định hướng sai hay thân máy bay nứt.
|
Khu vực ô đỏ là vùng dự kiến có thể mở rộng để tìm máy bay Malaysia mất tích - (Ảnh: Tiền Phong). |
Nhóm PV