Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hai đứa trẻ đứng bơ vơ dưới sân tòa vì cha “ghen nhầm”

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ghen tuông dẫn đến sát hại người khác đã là một câu chuyện đau lòng, nhưng “ghen nhầm” như câu chuyện dưới đây để dẫn đến cảnh tù tội.

(ĐSPL) - Ghen tuông dẫn đến sát hại người khác đã là một câu chuyện đau lòng, nhưng “ghen nhầm” như câu chuyện dưới đây để dẫn đến cảnh tù tội, gia đình chia ly thì quả thực gây nên rất nhiều tiếc nuối.

Tin nhắn “lén lút” của vợ

Ông cha ta thường có câu “Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”. Tuy nhiên, không chỉ phụ nữ có máu ghen mà chính những người đàn ông họ cũng có máu ghen và mức độ ghen thậm chí còn cao hơn rất nhiều.

“Tôi vẫn nhớ như in cái hình ảnh hai đứa trẻ đứng bơ vơ dưới sân tòa, vẻ mặt đầy sợ hãi đưa ánh mắt tuyệt vọng nhìn người cha gầy gò, khắc khổ bởi khuôn mặt nhăn nhúm khổ đau, hắn bị còng tay giải vào phòng xử án. Người vợ thì ôm chặt lấy các con, nước mắt giàn giụa trước tấn bi kịch gia đình từ cái ghen đàn ông mang lại” – Thẩm phán A. chia sẻ.

Xuất phát bởi sự thiếu niềm tin ở vợ, luôn thấp thỏm nghi ngờ vợ không thủy chung, người cha của hai đứa trẻ đã “ghen nhầm” và lỡ tay giết người, gây ra vụ án mạng đau lòng... Ông thẩm phán nhớ lại phiên tòa xét xử Nguyễn Phú T. (38 tuổi) thuở trước. Với tội danh “Giết người”, phiên tòa diễn ra nhanh chóng vì bị cáo thừa nhận tội lỗi, chỉ vì ghen nhầm, bức xúc nên trong một phút nóng giận, thiếu kiềm chế mà lâm vào cảnh tù tội. Nhiều người cảm thông với bị cáo vì hoàn cảnh của T. khá đặc biệt do vốn sống và nhận thức pháp luật rất thấp. Bị cáo T. sinh ra lớn lên trong một gia đình nghèo nên không có điều kiện đến trường học hành như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Tuổi trẻ của T. rất khổ cực, phải làm lụng vất vả, ai kêu gì làm nấy để kiếm sống qua ngày.

T. bỏ quê, lang thang nay đây mai đó, phiêu dạt lên Thủ đô làm phụ hồ kiếm sống. Giữa cuộc mưu sinh bao nỗi khó khăn, T. tưởng một kẻ nghèo như mình sẽ không thể có một gia đình, nhưng sự may mắn cũng mỉm cười khi chị Nguyễn Thị H. lại “phải lòng” T.. Chị H. thấy thương người đàn ông chân chất chịu thương, chịu khó nên đã đồng ý kết hôn với T.. Dù khó khăn nhưng cuộc sống vợ chồng T. vẫn hạnh phúc, những đứa trẻ lần lượt ra đời càng thắt chặt tình cảm gia đình. Chính quyền địa phương cũng quan tâm và xây cho gia đình T. một căn nhà tình thương để vợ chồng và những đứa trẻ ở.

Dù cả hai người đều thất học nhưng luôn ý thức được hoàn cảnh nên họ làm việc rất chăm chỉ, Luôn tự nhủ với nhau đời bố mẹ không được học cái chữ thì đời sau phải được, họ luôn cố gắng kiếm đủ tiền cho những đứa con được đến trường bằng bạn bằng bè. T. làm việc tại các công trình xây dựng, riêng chị H. đi phụ giúp các quán ăn. Làm việc quần quật suốt ngày rất vất vả nhưng thu nhập của vợ chồng T. vẫn thiếu trước, hụt sau. Các con của T. phải đi bán vé số kiếm thêm tiền. Khó khăn, cực khổ bao nhiêu T. cũng có thể chịu đựng, có điều khiến T. ấm ức mãi trong lòng là thấy vợ thường hay nhắn tin với vẻ bí mật, lén lút...

Ảnh minh họa.

Nỗi đau không của riêng ai

Nói đến công việc của chị H., vì làm quán ăn nên thu nhập không ổn định lại bị chèn ép lương thưởng nếu hàng quán ế ẩm. Chị luôn đau đầu tìm phương kế kiếm thêm tiền nuôi sống gia đình. Rồi sau đó chị mới quyết định mua một chiếc điện thoại di động rẻ tiền để ai cần thuê giúp việc sẽ dễ dàng liên lạc. Nhưng bị kịch cũng bắt đầu từ đây khi T. phát hiện chị H. hay nghe điện thoại từ ông Q., người hay thuê chị làm việc phụ tại công trình xây dựng. Nỗi tự ái trào lên, T. nghĩ rằng bản thân mình hèn kém, không lo nổi cuộc sống cho vợ con nên chị H. coi thường và có mối quan hệ bên ngoài. Trên thực tế, chị H, và ông Q. chỉ đơn giản là trao đổi về công việc. Có lần T. chất vấn vợ về việc gọi điện, nhắn tin với ai nhưng chị H. chỉ nghĩ đơn giản là chồng ghen bóng, ghen gió nên im lặng, không giải thích. Sự hoài nghi, ghen tức trong người T. cứ âm ỉ, nhức nhối, chỉ trực chờ cơ hội bùng phát...

Cho đến một buổi chiều cuối tuần, T. và cánh thợ hồ tổ chức uống rượu. Khi đã ngà ngà say, T. thấy anh Q. đến gặp chị H. để trả tiền công. Sự nghi ngờ, ghen tuông trong người T. lại bùng lên. T. gọi anh Q. ra ngoài để nói chuyện và sau đó mọi người nghe tiếng anh Q. kêu thất thanh. Trong cơn say và cơn ghen mù quáng, T. đã dùng dao bất ngờ tước đoạt mạng sống của anh Q..

Trước vành móng ngựa, T. khai lại: “Anh Q. không ngờ bị cáo sẽ đâm nên không đề phòng, bị cáo cũng chẳng để cho anh Q. giải thích về mối quan hệ với vợ mình mà gây án ngay. Lúc đó, bị cáo thấy tổn thương kinh khủng và hành động như người mất trí. Giờ bị cáo rất ân hận vì ghen tuông mù quáng mà gây ra cái chết oan uổng cho anh Q., cầu mong mọi người tha tội cho bị cáo”. T. run rẩy bấu vào vành móng ngựa và tranh luận bằng giọng yếu ớt: “Bị cáo biết tội lỗi của mình và hậu quả gây ra không thể khắc phục được. Nhưng bị cáo có hai con nhỏ, giờ vào tù suốt đời thì ai lo cho vợ con bị cáo, xin Tòa cho một cơ hội để bị cáo được sớm ra tù làm lại cuộc đời”.

Nhận thấy bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên thẩm phán tuyên phạt T. 18 năm tù về tội “Giết người”. Dù T. sẽ phải ngồi tù trong thời gian dài nhưng đó là mức án nhân văn, tạo cơ hội cho bị cáo sửa chữa lỗi lầm và sớm trở về với vợ con...

Ngài thẩm phán chia sẻ: “Tôi cũng đã từng xử nhiều vụ án bắt nguồn từ sự ghen của đàn ông và nhận thấy rằng, khi ghen lên thì ít người kiềm chế được bản thân của mình, họ trở nên thú tính và ghen một cách mù quáng, lúc đó lý trí không còn tác dụng nữa. Đã có không phải một mà rất nhiều vụ án giết người hết sức dã man và thủ đoạn ngày càng man rợ, mất hết nhân tính”.

Ghen là một trạng thái tâm lý, xuất phát từ suy nghĩ, nhận thức dẫn đến hành động. Ghen thường được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau và được chia thành nhiều loại. “Phạm vi ảnh hưởng” của ghen tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Môi trường sống, nhận thức, tính cách của từng cá nhân. Hơn người phụ nữ ở sức mạnh thể chất, người đàn ông khi ghen dễ dàng chuyển từ giận dữ sang bạo lực mù quáng. Họ sẵn sàng cướp đi sinh mạng của người họ yêu, người chung sống với họ.

Những người làm cha, làm mẹ đã dùng chính bàn tay của mình để đập tan hạnh phúc, mái ấm của chính mình. Những kết thúc đắng lòng như cha ngồi tù, mẹ mất, con thơ mồ côi như trên để lại nỗi đau, sự mất mát không chỉ riêng họ mà còn cho những người thân xung quanh và cả xã hội.

TỐ NHƯ

Tin nổi bật