Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hai chị em ruột uống nhầm thuốc chuột nhặt trên đường

(DS&PL) -

(ĐSPL)-Đang đi trên đường, thấy chai màu hồng nằm dưới đất giống siro rất bắt mắt, bé gái 5 tuổi đã cắt đầu ống thuốc cho em trai 3 tuổi và mình uống.

(ĐSPL)- Đang đi trên đường, thấy chai màu hồng giống siro rất bắt mắt, bé gái 5 tuổi đã cắt đầu ống thuốc cho em trai 3 tuổi và mình uống. Kết quả là cả hai em đều phải đi cấp cứu do nôn trớ quá nhiều vì uống phải thuốc diệt chuột.

Hai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột nhặt trên đường

Dân trí đưa tin, ngày 3/8, khoa Nhi (BV Bạch Mai) tiếp nhận trường hợp 2 chị em ruột được chuyển đến từ BV Uông Bí (Quảng Ninh) vì ngộ độc thuốc chuột. Bệnh nhi là bé gái Đ.T.K.T (5 tuổi) và Đ.V.V (3 tuổi) ở Hiệp Hòa, Quản Yên, Quảng Ninh.

Theo đó, sáng 3/8, khi đi trên đường, bé gái nhặt 2 ống thuốc vỏ nhựa, bên trong có màu hồng giống lọ siro mà em đã từng được uống. Về nhà, bé gái đã cho em trai 1 ống, mình một ống để uống. Cậu em uống một lèo hết trọn vẹn một ống thuốc còn cô chị vì thấy mùi khó chịu nên uống khoảng 2/3 ống thuốc.

Vỏ chai thuốc mà bố 2 em bé đã nhặt được tại sân nhà.

“Vỏ ống thuốc mà gia đình bệnh nhân mang lên rất giống ống men tiêu hóa, ống thuốc bổ dạng siro màu bán rất phổ biến ở các hiệu thuốc”, BS Đỗ Hoàng Hải, khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết.

Sau khi uống ống thuốc này, cả hai bé đều xuất hiện tình trạng nôn kèm theo đau bụng. Tuy nhiên vì không biết con uống phải thuốc chuột nên bố mẹ không cho đi viện ngay mà ra hiệu thuốc mua men tiêu hóa về cho con uống. Thế nhưng tình trạng nôn ngày càng dữ dội hơn, và đến 15h cùng ngày, ông bố đi ra sân thì tìm thấy vỏ ống thuốc nhựa vứt dưới sân, ông nhặt lên mới nhận ra ngay là ống thuốc chuột mà dân địa phương vẫn hay dùng để bẫy chuột. Nhặt vội ống thuốc mang vào hỏi cô con gái 5 tuổi thì bé gật đầu đã uống lọ thuốc này.

Ngay lập tức gia đình đã đưa 2 bé đến BV Uông Bí và lúc này bé trai 3 tuổi bắt đầu xuất hiện tình trạng co giật. Còn bé gái 5 tuổi do uống ít hơn nên không bị co giật, chỉ nôn. Hai bệnh nhi đã được cấp cứu, rửa dạ dày và được chuyển lên khoa Nhi (BV Bạch Mai) ngay tối cùng ngày.

Tại đây, bệnh nhi được điều trị thải độc và theo dõi. Dù hai bé đã tỉnh táo nhưng vẫn cần được theo dõi thêm tại viện để đánh giá ảnh hưởng của thuốc chuột đến các chức năng của cơ thể.

4 bé học tại Trường Mầm non ăn nhầm hóa chất

Tin tức từ Pháp luật, ăn nhầm hóa chất trong giờ ăn bán trú, 4 bé học tại Trường Mầm non thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã bị nôn mửa, miệng liên tục chảy dãi…, phải đi cấp cứu.

Theo người nhà của một trong những bé này, trong giờ ăn trưa, do các cô giáo mải chia các phần ăn cho các cháu, không để ý nên một số cháu đã tự lấy một gói bột màu trắng rồi chia nhau ăn.

Ít phút sau, thấy 4 cháu (gồm N.C.H,  N.T.K, Đ.L.T, Đ.T.N) có biểu hiện lạ nôn ói, đòi uống nước, dãi chảy mỗi lúc một nhiều nên các giáo viên đã vội đưa tới Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Lâm cấp cứu.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, những tai nạn như các bệnh nhân trên gặp rất nhiều ở trẻ. Tại khoa nhi cũng đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp uống nhầm dầu, hóa chất... đựng trong chai lọ đựng thực phẩm quen thuộc như chai lavie, chai C2, chai trà xanh. Bệnh viện đã từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp uống nhầm hóa chất, thậm chí cả thuốc trừ sâu do người lớn đựng trong các chai lọ này mà trẻ không biết nên uống nhầm và gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Sơ cứu khi trẻ ăn, uống nhầm hóa chất

Việc đầu tiên khi bắt gặp người uống nhầm thuốc, hoá chất là cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác. Cần tìm hiểu xem nạn nhân đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu. Bởi từng loại thuốc, hóa chất sẽ gây nên biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau. Ví dụ như với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu… người lớn không được gây nôn cho trẻ. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.

Xử trí ban đầu tốt nhất là cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Lau rửa nhiều làm nồng độ axit thấp đi tại chỗ, tránh tổn thương lan rộng. Bởi vì khi gặp trường hợp trên mà sơ cứu không tốt sẽ khiến người bệnh càng đau đớn hơn, để lại di chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Trước khi tới viện, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Sau sơ cứu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục được cấp cứu, giải độc.

Đức An (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]am9tho40AF[/mecloud]

Tin nổi bật