(ĐSPL) - Đang bơi thuyền thúng từ bờ ra âu thuyền để tiếp cận tàu lớn, một ngư dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị đuối nước tử vong do thuyền bất ngờ lật úp.
Chiều 7/11, ông Chu Văn Thiện - Trưởng Công an xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xác nhận thông tin, trên địa bàn xã này vừa xảy ra vụ lật thuyền thúng khiến một ngư dân tử vong.
Ảnh minh họa. |
Theo đó, vào khoảng 6h30 ngày 7/11, ngư dân Mai Xuân Th. (38 tuổi), xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh dùng thuyền thúng di chuyển từ bờ ra để tiếp cận ra tàu lớn đang neo đậu tại âu thuyền thôn Ba Đồng thì không may gió mạnh đánh lật thuyền thúng. Nạn nhân rơi khỏi thuyền, bị đuối nước dẫn đến tử vong.
Sau khi vớt được thi thể ngư dân Mai Xuân Th., gia đình đã đưa nạn nhân về tổ chức mai táng.
Theo Chi cục Phòng chống thiên tai (PCTT) miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng), tính đến 7h ngày 7/11, các tỉnh trong khu vực đã có 41 người chết, mất tích và bị thương do đợt mưa lũ từ ngày 30/10 đến nay (tăng 5 người so với báo cáo ngày 5/11).
Theo đó, đã có 15 người chết (Quảng Bình: 03 người; Quảng Trị: 02 người; Bình Định: 02 người; Phú Yên: 07 người; Đắk Lắk: 01 người); 06 người mất tích (Quảng Bình: 01 người; Quảng Ngãi: 03 người; Phú Yên: 01 người; Kon Tum: 01 người) và 20 người bị thương (Quảng Bình: 14 người; Quảng Trị: 02 người; TT.Huế: 01 người; Quảng Ngãi: 01 người; Bình Định: 02 người).
Nghị định về giao thông vận tải đường biển Đề phòng tai nạn và nhiệm vụ cứu trợ khi xảy ra tai nạn Điều 18: - Để tránh tai nạn, tất cả phương tiện đi biển đi lại, đánh cá hoặc làm những công tác như nạo vét lòng lạch, đặt hoặc vớt phao tiêu, trục vớt tầu, thuyền v.v… (kể cả phương tiện của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vũ trang và các phương tiện đi biển của nước ngoài) trong hải phận, trong các vịnh và các khúc sông mà tàu biển có thể ra vào được của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đều phải nghiêm chỉnh chấp hành các luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, các quy tắc của Bộ Giao thông vận tải và các điều lệ của các Cảng về mặt giao thông vận tải đường biển. Chủ phương tiện và Thuyền trưởng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những tai hại do mọi sự sơ suất trong khi chấp hành những quy định về giao thông vận tải đường biển. Điều 19. Ở trong hải phận Việt Nam, khi một phương tiện bị nạn, thì Thuyền trưởng phải lập tức thi hành những biện pháp cần thiết và khẩn trương để cứu những người bị nạn và hàng hóa. Trong trường hợp hai phương tiện đi biển đâm vào nhau nếu một cái bị hư hại nặng, tính mạng hành khách và công nhân viên trên tàu bị đe dọa, thì cái không bị hư hại hoặc bị hư hại nhẹ phải hết sức cứu vớt hành khách, công nhân viên và tầu bị nạn. Trong tất cả các trường hợp có phương tiện đi biển bị tai nạn, các phương tiện đi biển khác đi qua hoặc nhận được tín hiệu cấp cứu đều có nhiệm vụ cứu cái bị nạn. Phương tiện tham gia vào việc cứu trợ chỉ được rời nơi xẩy ra tai nạn sau khi đã làm xong nhiệm vụ và xét thấy sự có mặt của mình không cần thiết nữa. Điều 20. – Khi xẩy ra tai nạn, Thuyền trưởng của phương tiện đi biển bị nạn phải tìm mọi cách báo tin ngay cho nhà chức trách địa phương biết và sau đó phải làm báo cáo cụ thể về tình hình tai nạn. Nếu phương tiện đi biển bị nạn có thiết bị thông tin vô tuyến điện, thì phải báo tin ngay cho Cảng Hải Phòng. Trong trường hợp hai phương tiện đi biển đâm vào nhau, thì cả hai Thuyền trưởng đều phải báo tin và làm báo cáo cho các nhà chức trách như quy định ở trên đây. |
Xem thêm video:
[mecloud]bXHjWaA4xT[/mecloud]