Trong cơn cuồng loạn vì nối lại tình cảm với vợ cũ không thành, Thắng hung hãn lao vào đâm vợ đến tử vong rồi cầm dao cứa cổ mình tự tử.
Báo VnExpress đăng tải thông tin, ngày 10/8, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Hà Quang Thắng (29 tuổi, ở huyện Phúc Thọ) về hành vi Giết người.
Hà Quang Thắng tại phiên tòa sơ thẩm, hồi tháng 3/2017 - Ảnh: báo An ninh thủ đô |
Theo báo Tri thức trực tuyến, nội dung bản án sơ thẩm xác định, sau khi rời quân ngũ, Thắng trở về địa phương sinh sống và kết hôn với người con gái tên Dậu, kém 5 tuổi.
Sau khi vợ chồng có hai con, cuộc sống của họ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Không thể hàn gắn, họ đưa nhau ra tòa ly hôn sau gần 5 năm chung sống. Từ ngày vợ mang con về nhà ngoại sống, Thắng liên tục gọi điện, xin vợ quay về đoàn tụ nhưng bị từ chối.
Ngày 21/8/2016, Thắng tiếp tục sang nhà chị Dậu nhằm mục đích hàn gắn tình cảm. Do không gặp được vợ cũ, trưa cùng ngày, anh ta quay lại và mang theo một con dao.
Vừa gặp chị Dậu, Thắng đã yêu cầu vợ phải đưa con về ở cùng mình. Không đạt được ý muốn lại bị thách thức, Thắng lấy dao đâm nhiều nhát vào ngực người phụ nữ từng đầu ấp má kề khiến nạn nhân tử vong. Gây án xong,Thắng cứa cổ tự tử nhưng bất thành.
Với hành vi trên, hồi tháng 3, Thắng bị TAND Hà Nội tuyên chung thân về tội Giết người. Cho rằng mức án trên quá nặng, Thắng làm đơn kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên phúc thẩm ngày 10/8, HĐXX cho rằng phán quyết sơ thẩm là thấu tình đạt lý, vì thế kháng cáo của Thắng không được chấp nhận, tuyên y án sơ thẩm.
Điều 93. Tội giết người (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009): Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo |
(Tổng hợp)