Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội đề xuất vay vốn ưu đãi 53.000 tỷ làm hai tuyến đường sắt đô thị

(DS&PL) -

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản đề xuất trình Chính phủ vay 53.000 tỷ đồng nguồn vốn ODA từ Ngân hàng phát triển châu Á và Nhật Bản để đầu tư hoàn thiện hai tuyến đường sắt

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản đề xuất trình Chính phủ vay 53.000 tỷ đồng nguồn vốn ODA từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản để đầu tư hoàn thiện hai tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai) và số 2 (đoàn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình).

Theo báo Dân trí, VnExpress và một loạt báo khác, TP Hà Nội vừa đề xuất với Bộ Kế hoạch và đầu tư hai khoản vay liên quan đến tuyến đường sắt đô thị số 3 và số 2.

Trong đó, tuyến số 3 đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai có chiều dài khoảng 8 km, gồm 7 ga, đi qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Điểm đầu của dự án này là Quảng trường 1/5 trên đường Trần Hưng Đạo, điểm cuối ở phố Tam Trinh tại nút giao với cầu cạn Pháp Vân (phường Yên Sở, Hoàng Mai).

Hà Nội đang tập trung xây dựng các tuyến đường sắt đô thị để tiến tới hạn chế xe cá nhân (Ảnh: áo Dân trí)

Tuyến số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình chiều dài khoảng 5,9 km, có 6 ga (toàn bộ đi ngầm), qua các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân. Điểm đầu của dự án này trên phố Huế, trước ngã tư giao với đường Nguyễn Du - Lê Văn Hưu, điểm cuối tại Thượng Đình ở vị trí nút giao giữa Nguyễn Trãi với đường vành đai 2,5.

Báo Dân trí đưa tin, về quy mô đầu tư, UBND TP Hà Nội cho biết, tổng mức đầu tư đoạn tuyến đường sắt đô thị số 3 ga Hà Nội – Hoàng Mai dự kiến hết hơn 1,2 tỷ đô la (tương đương khoảng 27.600 tỷ đồng). Hà Nội cũng dự kiến vay nước ngoài trên 1 tỷ đô la từ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các nhà tài trợ khác. Vốn đối ứng trong nước cho dự án khoảng 150 triệu đô la. Thời gian thực hiện dự kiến từ 2020-2025. 

Còn đối với tuyến số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, tổng mức đầu tư của dự án là 177 tỷ Yên (tương đương hơn 34.700 tỷ đồng). UBND TP Hà Nội dự kiến, vốn vay Nhật Bản cho dự án này khoảng hơn 28.000 tỷ đồng, số vốn còn lại khoảng 6.000 tỷ đồng là vốn đối ứng trong nước. Dự kiến thời gian thực hiện dự án từ 2020-2025. 

Như vậy, tổng số tiền Hà Nội dự kiến vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Nhật Bản để triển khai 2 đoạn tuyến đường sắt đô thị đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình (số 2) và đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai (số 3) là khoảng 2,5 tỷ đô la.

Báo Kinh tế & Đô thị cũng cho hay, để có nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 dự án nêu trên, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị Bộ KH&ĐT, trình Chính phủ xem xét cho sử dụng vốn vay ODA từ ADB và một số nhà tài trợ để tiếp tục triển khai đoạn tuyến số 3 và số 2, từng bước tiến tới hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn TP.

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội đánh giá việc sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản để thực hiện 2 dự án nêu trên sẽ đảm bảo đồng bộ về kỹ thuật, công nghệ của dự án; phù hợp với định hướng tài trợ cũng như cam kết của phía Nhật Bản; đặc biệt trong bối cảnh khả năng tìm kiếm nguồn vốn lớn đầu tư cho ĐSĐT rất khó khăn như hiện nay.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật