Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội: Cô gái trẻ bị nhóm "trẻ trâu" chặn đường cướp xe

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Trên đường về nhà, cô gái trẻ ở quận Long Biên (Hà Nội) bị 3 thanh niên khống chế bịt miệng, cướp xe máy và túi xách.

(ĐSPL) - Trên đường về nhà, cô gái trẻ ở quận Long Biên (Hà Nội) bị 3 thanh niên khống chế bịt miệng, cướp xe máy và túi xách.

Theo báo An ninh thủ đô, CQĐT CAQ Long Biên, Hà Nội ngày 20/11 cho biết, đơn vị đã thực hiện lệnh tạm giam đối với các đối tượng Phạm Xuân Trường (SN 1999) và anh ruột là Phạm Thanh Tùng (SN 1995, quê quán Kim Thành, Hải Dương); Trình Văn Hưng (SN 1996, quê quán Hà Trung, Thanh Hóa) để điều tra về hành vi Cướp tài sản.

Liên quan đến ổ nhóm này còn có ít nhất 1 đối tượng đang bỏ trốn, là Vũ Khắc Tuấn (SN 1963, có 5 tiền án), quê quán Hải Phòng.

Ba nghi phạm trong vụ án. Ảnh: Báo Tri thức trực tuyến 

Báo Tri thức trực tuyến thông tin, rạng sáng 22/10, nhóm của Trường thấy cô gái 21 tuổi tên Quỳnh (ở Long Biên) đi xe máy trên phố Lý Sơn nên đã áp sát. Sau khi bịt miệng bị hại, nghi phạm đã cướp chiếc xe máy tay ga và điện thoại di động.

Từ đặc điểm nhận dạng do bị hại cung cấp, một ngày sau, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) phát hiện Trường, Tùng và Hưng xuất hiện tại đường Giải Phóng. Qua nhận dạng, chị Quỳnh khẳng định bị những người này chặn đường, cướp tài sản.

Lời khai của các nghi phạm cùng thừa nhận gây ra vụ cướp ở phố Lý Sơn. Sau khi gây án, Trường và đồng phạm mang vật chứng đi bán cho tiệm sửa xe máy ở quận Hoàng Mai được 1,5 triệu đồng.

Mở rộng điều tra, Tùng và anh trai khai còn gây ra vụ cướp xe đạp điện của một thiếu nữ đi ngang qua hồ Đầm Ấu (quận Long Biên) đêm 14/10.

CQĐT CAQ Long Biên đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, truy bắt những đối tượng liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.  

Điều 133. Tội cướp tài sản (Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009)

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

PHƯƠNG ANH (Tổng hợp)

Xem thêm video tại đây:

[mecloud]RKwfggS1Ol[/mecloud]

Tin nổi bật