Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội: Chủ đầu tư dự án mương Nghĩa Đô "kêu cứu" sau 2 tháng bị cưỡng chế

(DS&PL) -

Sau gần hai tháng bị chính quyền quận Cầu Giấy cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng tại dự án cống hóa mương Nghĩa Đô, đến nay Chủ đầu tư “kêu cứu” vì chưa được đối thoại.

Sau gần hai tháng bị chính quyền quận Cầu Giấy cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng tại dự án cống hóa mương Nghĩa Đô, đến nay Chủ đầu tư “kêu cứu” vì chưa được đối thoại.

Mặt tiền khoảng 1.000m của dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô vẫn được quây kín bằng hàng rào tôn.

Ghi nhận của PV, ngày 5/7, phía mặt tiền khoảng 1.000m của dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô trên đường Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn được quây kín bằng hàng rào tôn, sau gần hai tháng chính quyền quận Cầu Giấy tiến hành cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng.

Địa điểm trên nằm trong dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô, diện tích khoảng 13.000m2, vốn được UBND TP Hà Nội giao cho Công ty CP Đầu tư, xây lắp, thương mại và dịch vụ đầu tư xây dựng bãi đỗ xe với khoảng 185 ôtô, 500 xe máy và các dịch vụ phụ trợ từ năm 2007.

Ông Cù Đức Tố, Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây lắp thương mại dịch vụ, chủ đầu tư dự án cho biết, hàng rào bằng tôn nói trên được dựng lên từ giữa tháng 5 vừa qua, khi UBND quận Cầu Giấy tiến hành cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng và dựng hàng rào tôn dọc mặt tiền khu đất.

Theo ông Tố, thời điểm năm 2007, doanh nghiệp của ông đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng cho việc cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô. Nếu theo thời giá hiện tại thì con số này phải là hàng trăm tỷ đồng. Sau khi thực hiện cống hóa mương, doanh nghiệp đã xây dựng bãi đỗ xe trên nền cống với quy mô 100 xe ô tô, 500 xe máy cùng các công trình dịch vụ, phụ trợ kèm theo.

“Ngoài việc làm cống, công ty tôi còn bỏ ra gần 6 tỷ đồng làm một con đường 3,5m cho dân đi. Thành phố hứa sẽ hỗ trợ công ty số tiền trên, nhưng từ năm 2008 đến nay vẫn chưa thấy gì, dù Sở Tài chính đã thẩm định”, ông Tố nói.

Đại diện chủ đầu tư cho rằng toàn bộ khu đất cũng đã được Sở TN&MT cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 50 năm, ghi rất rõ là đất dành cho sản xuất kinh doanh. Từ năm 2007-2012, thành phố thu của công ty 500 triệu đồng, sau đó từ năm 2013 trở đi thu gần 9 tỷ đồng/năm tiền thuế đối với khu đất này.

"Đến ngày 18/5 vừa qua, quận Cầu Giấy tiến hành cưỡng chế các công trình vi phạm tại đây mà không hề có quyết định cưỡng chế và biên bản vi phạm nào gửi cho chủ đầu tư. Cơ quan chức năng dựng hàng rào “ngăn sông cấm chợ” với lý do sử dụng không đúng mục đích, không cho doanh nghiệp kinh thương mại dịch vụ ở đây mặc dù chúng tôi đã kinh doanh thương mại dịch vụ ổn định gần 6 năm. Đến nay, đã hơn 1 tháng chính quyền vẫn chưa có thông tin gì về việc dỡ bỏ hàng rào để chúng tôi kinh doanh theo đúng quy định, gây hậu quả thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và lãng phí tài sản xã hội", ông Tố nói.

Theo ông Tố, nếu kéo dài việc này, doanh nghiệp của ông kiến nghị quận Cầu Giấy phải đền bù về mặt vật chất và danh dự vì thiệt hại rất lớn. "Chúng tôi kiến nghị quận sớm dỡ bỏ hàng rào để doanh nghiệp kinh doanh đúng quy định, khu cây xanh được kinh doanh dịch vụ khác như sách báo, cà phê vườn ở dưới tán cây, vì không sai phạm mục đích nhằm bù đắp vốn đầu tư và nộp để tiền thuê đất theo giá thương mại cho thành phố. Đồng thời, tổ chức đối thoại tìm giải pháp quản lý mặt bằng dự án theo quy hoạch để giám sát thực hiện sau khi dỡ bỏ hàng rào", chủ đầu tư dự án kiến nghị.

Trao đổi với PV, ông Bùi Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết quận đã nhận được đơn kiến nghị của chủ đầu tư về dỡ hàng rào để doanh nghiệp kinh doanh. Quận cũng đã giao cho một Phó chủ tịch nghiên cứu và giải quyết.

Xuân Đoàn

Tin nổi bật