Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự án sửa đê chống lũ 815 tỷ đồng tại Hà Nội chậm tiến độ khi mùa mưa đang đến gần

  • MATHOA
(DS&PL) -

Trải qua 4 lần điều chỉnh thời hạn dự án thi công đê Hữu Hồng, đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân (quận Tây Hồ) vẫn thi công chưa xong, các hạng mục đê bê tông cốt thép chống lũ và cửa khẩu qua đê bị chậm tiến độ, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân sống trong khu vực.

 

Là một trong những công trình đê điều cấp đặc biệt của TP. Hà Nội, đê Hữu Hồng có nhiệm vụ chống lũ, bảo vệ trực tiếp hàng triệu người dân, cơ sở hạ tầng trọng yếu của T.Ư và Hà Nội, do đó để đáp ứng yêu cầu chống lũ ngày càng cao, hạn chế ùn tắc giao thông, TP.Hà Nội đã giao Ban QLDA làm chủ đầu tư thực hiện giai đoạn 2 dự án xây dựng công trình cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, trong đó có hạng mục thay thế kết cấu đê làm bằng đất thành đê bê tông; UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành các hạng mục đê bê tông cốt thép và cửa khẩu qua đê trước ngày 15.6. Tuy nhiên, đến hạn, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành hạng mục nêu trên, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ 2023.

Do đó, để bảo đảm an toàn tuyến đê, phục vụ chống lũ, vừa qua Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương đắp hoàn trả toàn bộ phạm vi đã đào xẻ thân đê Hữu Hồng, có biện pháp bảo đảm an toàn chống lũ cho đê (đặc biệt là đoạn đê từ chợ hoa Quảng Bá đến ngõ 464 Âu Cơ - hiện trạng toàn bộ đoạn đê này đã bị hạ thấp cao trình chống lũ).

Có mặt tại đây, PV ĐSPL ghi nhận một số đoạn đê đã được thay thế kết cấu đê làm bằng đất thành đê bê tông. Một số khác đơn vị chủ đầu tư đang thực hiện việc đắp hoàn trả toàn bộ phạm vi đã đào xẻ thân đê Hữu Hồng đoạn từ chợ hoa Quảng đến ngõ 464 Âu Cơ.

Nhiều vật liệu xây dựng, đất đá còn chất đống, ngổn ngang dọc hai bên đường, rác thải, phế thải,... bị chất đống, tạo nên cảnh tượng nhếch nhác, xấu xí, nhiều hạng mục chưa thành hình, Ngoài ra, việc rào chắn kéo dài để phục vụ thi công đường Âu Cơ – An Dương Vương đã gây rất nhiều khó khăn cho việc lưu thông của người dân trong thời gian dài vừa qua.

Dù TP Hà Nội yêu cầu phải hoàn thành trước ngày 15/6 nhưng đến nay, đê hữu Hồng (ở khu vực Tây Hồ, Hà Nội) vẫn ngổn ngang.

 

Do mặt đường thu hẹp nên tuyến đường thường xuyên ùn tắc vào mọi khung giờ. Còn các hộ dân quanh khu vực phải sống chung với ô nhiễm môi trường. Một số người dân gần đây phản ánh công trình này thi công ì ạch, gây ồn ào, ùn tắc giao thông và bụi bẩn. Một số nơi trên mặt đường bị sụt lún, đứt gãy nghiêm trọng do việc phá đê cũ bằng đất thay thế bằng bê tông cốt thép chưa hoàn thành.

Được biết, dự án thi công đê Hữu Hồng, đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân (quận Tây Hồ) dài 3,7 km, do TP. Hà Nội phê duyệt năm 2019 (thuộc 2 quận Ba Đình và Tây Hồ). Dự án có tổng mức đầu tư trên 815 tỷ đồng được UBND Hà Nội xin Thủ tướng thực hiện theo cơ chế đặc thù, cấp bách. Thế nhưng đã trải qua 4 lần điều chỉnh thời hạn dự án vẫn thi công chưa xong.

Đê Hữu Hồng là một trong những công trình đê điều cấp đặc biệt của TP. Hà Nội, có nhiệm vụ chống lũ, bảo vệ trực tiếp hàng triệu người dân, cơ sở hạ tầng trọng yếu của T.Ư và Hà Nội.

 

Do đó từ việc chậm tiến độ thi công, vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ban hành văn bản yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội (Ban QLDA) làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm tiến độ thi công tại dự án trên.

Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm tiến độ thi công công trình; chủ trì, phối hợp với UBND Q.Tây Hồ xây dựng phương án phòng, chống thiên tai năm 2023 theo đúng quy định. Trong đó, xác định đoạn đê hữu Hồng nêu trên là trọng điểm đê điều xung yếu cấp thành phố để xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm.

Đặc biệt, ông Quyền yêu cầu sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Q.Tây Hồ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo trên; kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các sai phạm (nếu có) của chủ đầu tư.




Tin nổi bật