Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Lan từ chối trả tượng Phật chứa xác ướp cho dân làng Trung Quốc

(DS&PL) -

Trong phiên điều trần ngày 12/12, tòa án ở Hà Lan đã bác đơn kiện đòi hoàn trả bức tượng Phật 1.000 năm tuổi của nhóm dân làng Trung Quốc.

Trong phiên điều trần ngày 12/12, tòa án ở Hà Lan đã bác đơn kiện đòi hoàn trả bức tượng Phật 1.000 năm tuổi của nhóm dân làng Trung Quốc.

Bức tượng "tộc tưởng Chương Công" chứa xác ướp nhà sư 1.000 năm tuổi, bị mất tích từ năm 1995. Ảnh: AP

Lý do được tòa án Hà Lan đưa ra là dân làng Trung Quốc "không được coi là thực thể pháp lý, vì vậy tuyên bố không có hiệu lực".

The South China Morning Post, trong bức tượng Phật được gọi là "tộc trưởng Chương Công" này chứa xác ướp của một nhà sư sống vào triều Tống (960-1279), bị mất tích từ tháng 12/1995. 

Năm 2015, tức là 20 năm sau ngày bức tượng biến mất, một người dân làng Dương Xuân đã tình cờ phát hiện bức tượng khi xem triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Budapest, Hungary. Sau đó, bức tượng được rút khỏi triển lãm.

Kiến trúc sư Hà Lan Oscar van Overeem đã mua lại tượng Phật từ một nhà buôn đồ cổ Hong Kong năm 1996. Mọi đàm phán của dân làng Trung Quốc nhằm đòi lại tượng Phật thất bại nên họ đã nộp đơn kiện kiến trúc sư Oscar van Overeem

Theo South China Morning Post, ông Van Overeem từng đồng ý trả bức tượng, nhưng không phải cho ngôi đền của làng Dương Xuân mà cho một ngôi chùa Trung Quốc lớn hơn, với điều kiện ông phải được trả 20 triệu USD tiền bồi thường.

Tại phiên tòa diễn ra hôm 14/7/2017 ở Amsterdam, Van Overrem nói với thẩm phán rằng đã đổi lấy bức tượng với một nhà sưu tập người Trung Quốc năm 2015 và không biết danh tính người này. Tuy nhiên, ông vui mừng nếu bức tượng sẽ quay về Trung Quốc, đồng thời bác bỏ cáo buộc của Holthuis rằng mình là một người buôn cổ vật Trung Quốc và đã mua bức tượng ở Hong Kong năm 1996.

Những vụ hoàn trả cổ vật Trung Quốc thường được thực hiện thông qua con đường ngoại giao. Những năm gần đây, Bắc Kinh phản đối quyết liệt việc buôn bán các đồ tạo tác mà họ cho rằng bị đánh cắp hồi thế kỷ 19, khi các cường quốc châu Âu tiến vào Trung Quốc.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật