Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giới trẻ ở các nước Châu Á làm gì để nhanh “thoát ế” trong ngày lễ Thất tịch?

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Lễ Thất Tịch theo văn hóa phương Đông được xem là ngày lễ tình yêu hay đôi khi còn được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á. Những năm gần đây, ngày lễ này được các bạn trẻ quan tâm rất nhiều vì ý nghĩa về tình yêu của nó.

Ngày Thất tịch (7/7 âm lịch) là ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau. Sự tích này có trong kho tàng truyện dân gian của cả Việt Nam và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Ở Việt Nam xưa, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu", các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Năm 2023, ngày lễ Thất tịch rơi vào thứ ba, tức ngày 22/8 Dương lịch.

Việt Nam

Tại Việt Nam, lễ Thất Tịch còn được biết với tên gọi "Ông Ngâu bà Ngâu". Người Việt có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu/ Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền” để nói về mối tình bi thảm này. 

Vào những ngày này, các cặp đôi yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt, chuyện tình yêu sẽ được hạnh phúc viên mãn. Với những người độc thân, việc đi chùa cầu may cũng để sớm tìm được ý trung nhân. Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người cầu sức khỏe, tài lộc và bình an cho bản thân và gia đình.

 Món ăn đặc biệt được chú ý trong ngày lễ Thất tịch đó là món chè đậu đỏ.

Ngoài ra, món ăn đặc biệt được chú ý đó là món chè đậu đỏ. Trong những năm gần đây, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng, ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững, hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân, hay còn gọi vui là "thoát ế".

Ngoài cách chế biến thông thường, chè đậu đỏ còn có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác như sữa tươi, hạt sen, bánh lọt, sương sáo… để đa dạng hương vị hơn. Vào ngày Thất tịch hàng năm, nhiều quán chè trở nên đắt khách và thường xuyên trong tình trạng “cháy hàng” do sức hút của chè đậu đỏ.  Tuy nhiên, đây chỉ là những lời truyền miệng cho vui, không có tính xác thực.

Trung Quốc

Vào ngày này các cô gái trẻ trưng bày các món đồ nghệ thuật tự tạo và cầu mong lấy được một tấm chồng tốt. Vào lễ Thất Tịch, các cô gái sẽ cùng ngồi dưới trăng, tập thêu thùa, cầu mong Chức Nữ se cho mối duyên lành.

Ngoài ra, còn có một hoạt động lễ hội phổ biến là khắc trái cây. Vào ngày này, người ta có thể thấy những bông hoa, những con chim được khắc tinh xảo lên nhiều loại trái cây để thể hiện sự khéo tay. Vì nhiều loại dưa có bề mặt trơn nhẵn nên chúng được xem là loại quả lý tưởng cho việc điêu khắc.

Bánh xảo quả mới chính là món ăn đặc trưng nhất vào ngày Thất tịch ở Trung Quốc.

Vào lễ Thất Tịch, phụ nữ muốn trổ tài khéo tay thường làm món xảo quả, món bánh chiên có thành phần bột, đường và mè đen.

Bánh xảo quả mới chính là món ăn đặc trưng nhất vào ngày Thất tịch ở Trung Quốc chứ không phải đậu đỏ như nhiều người lầm tưởng. Món bánh này được làm từ nguyên liệu gồm bột mì, vừng, đường và mật ong nặn trong khuôn gỗ rồi mang nướng. Bánh xảo quả có vị giòn, ngọt đặc trưng và mùi rất thơm.

Đặc biệt, bánh xảo quả còn mang ý nghĩa mối lương duyên bền chặt. Một số vùng ở Trung Quốc dùng sợi chỉ đỏ, xâu bánh xảo quả thành những chiếc vòng và đeo lên cổ các em bé để cầu mong bé được bình an. 

Ngoài ra, khuôn bánh xảo quả cũng được khắc lên những hoa văn sinh động như con dơi (đồng âm với từ phúc), con cá (đồng âm với dư dả, sung túc), hạt sen (đồng âm với con đàn cháu đống)... Ngày xưa, người Thượng Hải lưu truyền một phong tục là phụ nữ mới kết hôn sẽ mang bánh xảo quả sang cho nhà chồng, món này được biết đến như một món ăn cầu duyên rất đặc trưng.

Nhật Bản

Lễ Thất Tịch ở Nhật Bản thường được tổ chức từ tối ngày mùng 6 và kết thúc vào ngày mùng 7/7 âm lịch hàng năm. Ngày này còn được biết đến nhiều hơn với cái tên “Tanabata”. Thời Nara ( năm 710 - 784), khi văn hóa Trung Hoa bắt đầu du nhập vào Nhật Bản, người Nhật cũng có một truyền thuyết về nàng tiên dệt vải Orihime và anh chàng chăn trâu Hikoboshi, tương tự câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ ở Trung Quốc.

Theo đó, vào ngày lễ hội, người Nhật viết mong ước vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng.

Người Nhật viết mong ước vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà.

Bên cạnh đó, nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em Tanabata Matsuri là một ngày hội lớn. Ở trường và ở nhà, các bé sẽ cùng nhau trang trí cho cành trúc mà ở đó chúng sẽ treo những mảnh giấy ghi mơ ước của mình.

Một trong những biểu tượng đáng nhớ của Tanabata ở Sendai là những cột giấy Fukinagashi với 5 màu sắc sặc sỡ được ví như những sợi chỉ may vá của Orihime. Với độ cao trung bình từ 5-6m, Fukinagashi là 1 trong 7 vật trang trí được xem như vật trung gian mang lời cầu nguyện của con người đến với tổ tiên và thần linh.

Nhiều địa phương tại Nhật, người dân có truyền thống ăn somen trong ngày Thất tịch do quan niệm sợi mì somen dài mảnh hệt như những sợi tơ mà nàng Tanabata-tsume đã dệt trong thời gian chờ đợi gặp lại chàng Hikoboshi.

Tại Nhật Bản, người dân có truyền thống ăn somen trong ngày Thất tịch.

Một truyền thuyết khác lại cho rằng, nguồn gốc món mì somen trong ngày Thất tịch bắt nguồn từ những nghi lễ và phong tục của Hoàng gia. Theo đó, giới hoàng tộc có nghi lễ dùng bánh Sakubi - tức mì Somen ngày nay giúp xua đuổi bệnh tật cũng như đem lại sức khỏe, may mắn cho những người trong gia tộc.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, lễ Thất Tịch còn được gọi là Chilseok.  Chilseok rơi vào khoảng thời gian khi thời tiết nóng nực vừa qua đi và mùa mưa bắt đầu ở Hàn Quốc.

Vào ngày này, người Hàn Quốc theo truyền thống tắm để có sức khỏe tốt, cùng với đó là tổ chức những buổi diễu hành, trò chơi đặc sắc. Mưa rơi trong ngày này cũng được gọi nước Chilseok.

Người Hàn Quốc tổ chức những buổi diễu hành, trò chơi đặc sắc.

Bí ngô, dưa chuột và dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh trong thời gian này, vì vậy chúng được dùng rất nhiều trong lễ hội. Người ta thường tổ chức những bữa tiệc nhỏ trong các gia đình để ăn mừng. Đây cũng chính là nghi thức thể hiện sự cảm tạ, biết ơn đất trời vì đã mưa thuận gió hoà giúp con người được bội thu.

 Bánh kếp lúa mì gọi là Miljeonbyeong.

Đây cũng được xem là dịp cuối cùng để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì, vì những cơn gió lạnh sau Chilseok sẽ làm hỏng hương thơm của lúa mì. Bánh kếp lúa mì gọi là Miljeonbyeong hay bánh giầy phủ đậu đỏ là những món ăn truyền thống trong dịp này ở Hàn Quốc.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật