Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giật mình với những thủ phạm hại thận, không chỉ rượu bia mà còn nhiều thứ khác

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Nhiều người biết những thói quen này có thể ảnh hưởng đến thận nhưng vẫn chủ quan bỏ qua, lơ là với sức khỏe của chính mình.

Những tổn thương hoặc suy giảm chức năng thận có thể diễn ra trong thời gian dài mà không được chú ý tới. Vì thế các bệnh về thận thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" và việc chăm sóc bảo vệ thận lại càng trở nên quan trọng hơn trước khi quá muộn. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy thận, và một trong số đó là do những thói quen xấu trong sinh hoạt của người dân. Đáng chú ý là có nhiều người biết những thói quen này có thể ảnh hưởng đến thận nhưng vẫn chủ quan bỏ qua, lơ là với sức khỏe của chính mình. Dưới đây là những thói quen “đầu độc” thận còn nhanh hơn bia rượu.

Ăn nhiều muối

Thói quen thường xuyên ăn nhiều muối có thể gây ra tình trạng thừa muối trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp.

Thói quen thường xuyên ăn nhiều muối có thể gây ra tình trạng thừa muối trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp. Điều này khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ muối dư thừa. Từ đó có thể dẫn đến sự suy yếu của chức năng thận và tạo điều kiện thuận lợi cho các vấn đề sức khỏe như bệnh suy thận, sỏi thận, thận nhiễm mỡ… 

Đặc biệt, đối với những người có tiền sử mắc bệnh thận, thói quen tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng muối cao có thể tạo ra tác hại lớn. Vì vậy, cần hạn chế lượng muối tiêu thụ để cải thiện chức năng thận.

Nhịn tiểu

Nhắc tới thói xấu hại thận thì không thể nào bỏ qua nhịn tiểu.Khi nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, đồng thời làm chậm trễ quá trình đào thải chất độc cho cơ thể. Lâu dần, làm tổn thương bàng quang và mất khả năng kiểm soát việc đi tiểu. Nếu lặp lại lâu ngày khó tránh khỏi suy thận, sỏi thận và các rối loạn tiểu tiện nghiêm trọng khác. Ngoài ra, nước tiểu đọng lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm thận bể thận.

Hút thuốc lá

Thuốc lá gây hại cho thận do làm tăng huyết áp và nhịp tim, tạo thêm căng thẳng cho thận. Nicotin trong thuốc lá cũng làm giảm lưu lượng máu đến thận, thu hẹp và xơ vữa các mạch máu. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các loại thuốc điều trị huyết áp cao. Trong khi huyết áp cao là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thận.

Lười vận động

Ít người biết rằng lười vận động lâu ngày có thể tổn thương thận.

Ít người biết rằng lười vận động lâu ngày có thể tổn thương thận. Thiếu vận động không giúp lưu thông máu, tăng nguy cơ tăng cân và tích tụ độc tố, tạo gánh nặng cho thận. Đặc biệt, nếu ngồi lâu một chỗ làm thận “khổ sở”, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, cột sống và lưu thông máu, khiến lượng máu đến thận giảm. Tình trạng này còn làm ứ đọng nước tiểu, dễ gây viêm thận ngược dòng và tổn thương cầu thận, dẫn đến suy thận.

Uống cà phê nhiều

Cà phê không ảnh hưởng gì đến thận nhưng uống cà phê quá nhiều và lượng đường, sữa, kem thêm vào có thể không tốt cho thận. Vì vậy, tốt nhất nên uống cà phê vừa phải, nên uống cà phê ít đường hay không đường.

Cần lưu ý thêm là cà phê là chất kích thích, có thể ảnh hưởng đến huyết áp ở một số người. Bệnh thận thường dẫn đến tăng huyết áp. Người bị huyết áp cao chỉ nên uống không quá 2 tách cà phê mỗi ngày.

Không ăn sáng

Thông thường, buổi sáng là khoảng thời gian mà túi mật hoạt động tiết ra dịch tiêu hóa, để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp túi mật không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật có thể tích tụ lâu hơn trong cơ thể. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành sỏi mật và sỏi thận sau một thời gian dài. Những vấn đề này có thể dần dẫn đến tình trạng suy yếu của chức năng thận.

Ăn ít rau và nhiều thịt

Việc tiêu thụ quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có thể làm thận phải hoạt động mạnh hơn để tiết và loại bỏ các chất độc có trong thịt.

Việc tiêu thụ quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có thể làm thận phải hoạt động mạnh hơn để tiết và loại bỏ các chất độc có trong thịt. Trung bình, một người có cân nặng 50kg cần khoảng 40g protein mỗi ngày, tương đương với khoảng 300g thịt. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh suy thận, cần duy trì việc tiêu thụ thịt với lượng vừa phải.

Lạm dụng thuốc

Việc sử dụng quá nhiều thuốc, nhất là các loại thuốc giảm đau cũng có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho gan, thận. Việc hấp thụ và xử lý quá nhiều hóa chất biệt dược, có hoạt tính sinh học cao chứa trong thuốc, khiến thận bị "quá tải", dễ dẫn đến ngộ độc.

Tình trạng nhiễm độc thận do lạm dụng thuốc là một hiện tượng tương đối phổ biến. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp ca tổn thương thận cấp tính và bệnh thận mạn tính mỗi năm trên toàn thế giới.

Ăn nhiều thức ăn giàu đạm, dầu mỡ hoặc quá ngọt

Thực phẩm quá béo hoặc quá ngọt rất dễ gây béo phì, lượng nước và natri bị giữ lại trong cơ thể người béo phì quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, từ đó dẫn đến các bệnh về thận.

Hiện nay mức sống của người dân đã được nâng lên nên thịt cá là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, những thực phẩm này chứa nhiều chất đạm, mà trong quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ tạo ra urê và các chất cặn bã khác cần được lọc qua thận, bài tiết qua nước tiểu.

Ăn thừa đạm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu trong và ngoài cầu thận, tăng gánh nặng cho thận, về lâu dài sẽ gây tổn thương thận.

Thức khuya

Thức khuya lâu ngày khiến thận làm việc quá sức, giảm khả năng tự phục hồi và mắc bệnh.

Cơ thể có đồng hồ sinh học và ban đêm là thời gian lý tưởng để thận nghỉ ngơi và tự sửa chữa. Thức khuya lâu ngày khiến thận làm việc quá sức, giảm khả năng tự phục hồi và mắc bệnh. Đồng thời làm mất cân bằng hệ nội tiết và miễn dịch, dẫn đến rối loạn môi trường trong cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm cả thận. Thói quen xấu này cũng làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp, từ đó tăng tỷ lệ mắc bệnh thận.

Tin nổi bật