Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giáo dục lòng yêu nước: Biến kiến thức thành hành động cụ thể

  • Hoa Trà
(DS&PL) -

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ nhấn mạnh, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân, đặc biệt là cho thế hệ trẻ bao giờ cũng là công việc quan trọng.

Không giáo dục lòng yêu nước một cách chung chung

Giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhiều biến động, nhiều giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống đã thay đổi.

Chính bởi vai trò quan trọng ấy, lòng yêu nước đã được đưa vào là một trong những phẩm chất cốt lõi trong Chương trình GDPT 2018 - bên cạnh những phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực để giáo dục và rèn luyện cho học sinh trong nhà trường.

Toàn bộ chương trình có 14 nội dung giáo dục, trong đó các nội dung giáo dục công dân, quốc phòng và an ninh, nội dung giáo dục khoa học xã hội có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thầncộng đồng.

Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn được bồi dưỡng ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác, như: Tiếng Việt, Ngữ văn, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương,...Thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật, nhà trường bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm. Hình thành, phát triển cho học sinh các năng lực chung và hai năng lực đặc thù là năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ - Thành viên Ban Phát triển chương trình môn Lịch sử cấp THPT trong Chương trình GDPT 2018.

Trao đổi với Đời sống và Pháp luật, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ - Thành viên Ban Phát triển chương trình môn Lịch sử cấp THPT trong Chương trình GDPT 2018, Tổng Chủ biên SGK Lịch sử và Địa lý cấp Tiểu học và THCS Bộ sách Kết nối tri thức, đánh giá, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân, đặc biệt cho thế hệ trẻ bao giờ cũng là công việc quan trọng để gìn giữ và phát triển đất nước, dân tộc.

Nhân dân Việt Nam không chỉ có lịch sử anh hùng mà còn có kinh nghiệm giáo dục lịch sử, truyền thống, đặc biệt cho thế hệ trẻ, qua các nguồn tài liệu và hình thức giáo dục phong phú, hấp dẫn, có hiệu quả.

Chuyên gia cho rằng, cần vận dụng đa dạng các phương pháp phù hợp với tâm lý của học sinh, từ đó mới có thể giáo dục lòng yêu nước, biến kiến thức các em thu nhận được thành hành động cụ thể.

“Với môn Lịch sử, cần giáo dục truyền thống yêu nước qua những bài học lịch sử nội khoá và bài học ngoại khoá. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử chính xác, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học bộ môn để tạo biểu tượng về hình ảnh, sự kiện, con người. Từ đó, bồi dưỡng lòng yêu nước, tình cảm thắm thiết với dân tộc”, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ chia sẻ.

Ở đây, ông Vỳ cũng lưu ý, giáo dục lòng yêu nước cho họcsinh phải có kế hoạch cụ thể qua nội dung lịch sử cụ thể từng giai đoạn. Tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài, sẽ tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm.

“Chỉ có xác định rõ như vậy mới có hiệu quả, không giáo dục lòng yêu nước một cách chung chung”, ông Vỳ nói thêm.

Hình ảnh dòng người viếng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy một thế hệ trẻ biết ơn và đầy lòng yêu nước.

Biết ơn khi sống trong đất nước hoà bình

Ngoài môn Lịch sử, Giáo dục quốc phòng và an ninh cũng góp phần khơi dậy trong học sinh lòng tự hào và trân trọng về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Từ đó nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trước các thủ đoạn, âm mưu của các thế lực thù địch.

Về thực tiễn giảng dạy bộ môn này, trao đổi với Đời sống và Pháp luật, thầy Nguyễn Đức Vượng -Giáo viên Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cho biết: “Đối với cấp THPT, mỗi năm học các em sẽ học 35 tiết môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, tương ứng với 35 tuần học, mỗi tuần sẽ học 1 tiết”.

Theo thầy Vượng, thông qua các bài giảng lý thuyết và thực hành sẽ hình thành trong các em có nhận thức đầy đủ về quốc phòng an ninh, hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực. Cùng với đó là xây dựng nhận thức cho học sinh về các vấn đề quốc phòng, an ninh, năng lực vận dụng các kiến thức, kỹ năng đãhọc vào cuộc sống.

Ngoài ra, để giáo dục, xây dựng trách nhiệm của học sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường THCS– THPT Lương Thế Vinh cũng triển khai lồng ghép nhiều hoạt động phong phú và linh hoạt.

“Ngoài chương trình học tập trung theo quy định, chúng tôi còn mời các nhân chứng nói chuyện lịch sử nhân các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước, của quân đội. Tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, tổ chức các đợt thi đua với chủ đề: Em yêu Tổ quốc, Em là chiến sĩ nhỏ... Trong các chương trình chào cở sáng thứ Hai hàng tuần và trong các hoạt động của đoàn thanh niên, nhà trường đã đưa các nội dung giáo dục về tinh thần yêu nước và trách nhiệm người công dân đối với đất nước”, thầy Nguyễn Đức Vượng chia sẻ.

Học sinh Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh trong tiết học thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Cũng chia sẻ, em Lê Gia Khánh – Học sinh lớp 11 Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh chia sẻ: “Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, đối với em lòng yêu nước được thể hiện ở việc phấn đấu, học tập thật tốt, chăm chỉ rèn luyện, cải thiện năng lực bản thân, làm nhiều việc tốt góp phần phát triển, kiến thiết đất nước”.

Đối với em Nguyễn Hà Phương, học sinh lớp 11 Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, việc được sống, học tập trong một môi trường hoà bình, hạnh phúc khiến cho em cảm thấy càng biết ơn, trân trọng sự hy sinh của các thế hệ cha ông đi trước.

“Em nhận thấy khi Lịch sử hay Giáo dục quốc phòng và an ninh không chỉ là những môn học để chúng em biết thêm kiến thức, mà còn giúp các bạn học sinh thấy rõ được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước”, em Hà Phương bày tỏ.

Bài đăng trên ấn phẩm tạp chí in Đời sống & Pháp luật Số đặc biệt (gộp 3 số 211+212+213)

Tin nổi bật