Chân dung nữ giáo sư duy nhất ngành thủy lợi năm 2023
GS Nguyễn Thị Kim Cúc sinh năm 1979 tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. GS Cúc hiện đang giảng viên Bộ môn Công nghệ sinh học, Khoa Hóa và Môi trường, tại Trường Đại học Thủy Lợi. Chức vụ cao nhất đã qua là Phó trưởng phụ trách bộ môn.
Năm 1998, GS Kim Cúc tốt nghiệp đại học ngành Sinh học, chuyên ngành Sinh thái học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm 2003, nữ giảng viên được cấp bằng Thạc sĩ ngành Sinh học, chuyên ngành Sinh thái học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Năm 2004, cô Cúc tiếp tục chinh phục tấm bằng Thạc sĩ thứ hai ngành Nông nghiệp, chuyên ngành Sinh thái học, Trường Đại học Ehime, Nhật Bản.
Nhà giáo Nguyễn Thị Kim Cúc nhận quyết định bổ nhiệm chức danh GS. Ảnh: Trường Đại học Thủy lợi.
Cô được cấp bằng Tiến sĩ ngành Sinh thái, chuyên ngành Sinh thái lâm nghiệp, Trường Đại học Ehime, Nhật Bản năm 2007.
Năm 2015, TS. Kim Cúc được công nhận chức danh PGS ngành thủy lợi.
Hướng nghiên cứu của GS Nguyễn Thị Kim Cúc tập trung theo 2 hướng:
Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn:
- Nghiên cứu và đánh giá các chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn với môi trường và phát triển kinh tế - xã hội con người;
- Nghiên cứu, xây dựng các kỹ thuật trồng, phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội;
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong đời sống xã hội.
Bảng "vàng" thành tích của nữ tân giáo sư Trường ĐH Thủy lợi
Từ tháng 7/1998 đến tháng 12/2008, GS Kim Cúc là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội.
Hiện cô đang giảng viên Bộ môn Công nghệ sinh học, Khoa Hóa và Môi trường, tại Trường Đại học Thủy Lợi. Chức vụ cao nhất đã qua là Phó trưởng phụ trách bộ môn.
Theo bản đăng ký xét chức danh giáo sư, trong quá trình đào tạo và nghiên cứu, nữ giáo sư đã đạt được rất nhiều thành tích đáng khâm phục:
- GS Kim Cúc đã hướng dẫn 3 Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án TS.
- Hướng dẫn HVCH/CK2/BSNT bảo vệ thành công luận án ThS/CK2/BSNT (ứng viên chức danh GS không cần kê khai nội dung này);
- Cô đã hoàn thành đề tài NCKH từ cấp cơ sở trở lên: 2 cấp Nhà nước; 5 cấp Bộ; 2 cấp Cơ sở;
- Nữ GS đã công bố 62 bài báo khoa học, trong đó 9 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín;
- Tính đến thời điểm làm hồ sơ xét duyệt chức danh GS, cô đã được cấp 1 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Đã tham gia xuất bản 10 cuốn sách thuộc nhà xuất bản có uy tín;
Về khen thưởng, GS Nguyễn Thị Kim Cúc đã nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2016.
Giải thưởng cho nhà khoa học trẻ UNESCO MAB năm 2006.
Tại buổi lễ Công bố quyết định Bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư Trường Đại học Thủy lợi năm 2023, GS.TS. Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi chúc mừng các thầy cô giáo được bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư. Hiệu trưởng nhấn mạnh, đây là vinh dự lớn đối với các thầy cô giáo và là niềm tự hào của Trường Đại học Thủy lợi.
Hiệu trưởng cũng yêu cầu các tân Giáo sư, Phó giáo sư được bổ nhiệm tiếp tục phát huy năng lực, trí tuệ, đóng góp tích cực cho sự phát triển của Trường Đại học Thủy lợi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
Thay mặt cho các tân Giáo sư, Phó Giáo sư, Nhà giáo Nguyễn Thị Kim Cúc - Tân Giáo sư được bổ nhiệm và Nhà giáo Lê Văn Chính – Tân Phó Giáo sư đã bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, nhân viên trong trường, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ trong suốt quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các thầy cô giáo khẳng định sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, đóng góp cho sự phát triển của Trường Đại học Thủy lợi.
Việc bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư là một vinh dự lớn đối với các nhà giáo. Đây cũng là động lực để các thầy cô giáo tiếp tục phấn đấu, nâng cao chất lượng công tác, đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường và đất nước.
Bảo An