Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giảm lãi suất, doanh nghiệp nhỏ khó vẫn hoàn khó

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Lãi suất giảm chỉ có lợi cho doanh nghiệp có khả năng phục hồi, còn doanh nghiệp nhỏ, đang khó vẫn hoàn khó.

(ĐSPL) - Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, giảm lãi suất đầu vào thì mặt bằng lãi suất vẫn không có nhiều thay đổi. Lãi suất giảm chỉ có lợi cho doanh nghiệp có khả năng phục hồi, còn doanh nghiệp nhỏ, đang khó vẫn hoàn khó.
Bà Trần Thị Phượng, Giám đốc Công ty TNHH XD & TM Vật Liệu Vĩnh cửu cho rằng, “hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn, để có thể giảm lãi suất cho vay chỉ thật sự tốt đối với những doanh nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất, còn những doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, khó gượng lại sản xuất thì không có tác dụng”.
Giảm lãi suất, doanh nghiệp nhỏ khó vẫn hoàn khó?
Theo thống kê, được đưa ra trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/4 vừa qua, quý 1/2014 có 18.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập, nhưng lại có tới 16.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Về tín dụng,  tính đến ngày 31/1, tăng dương 0,01\%, trước đó, ngày 23/3 thì tín dụng vẫn âm 0,57\%. Điều đó chứng tỏ, việc hạ lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chưa có nhiều tác động tích cực đến tình hình hoạt động của nền kinh tế.
Trước Tết, một vài ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất cho vay, hỗ trợ sản xuất khá hấp dẫn như Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), trong tháng 12/2013, đã thực hiện chương trình “Tháng vàng lãi suất dành cho các Khách hàng Doanh nghiệp vừa và lớn” với lãi suất chỉ 7\%, nhằm giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất vào tháng cuối năm.
Tính từ ngày 18/3 đến nay, tức là gần 1 tháng sau khi quyết định hạ lãi suất ngắn hạn xuống 6\%, lãi suất lĩnh vực cho vay ưu đãi xuống 8\% thì cơ hội tiếp cận được nguồn vốn, vẫn chỉ dành cho những doanh nghiệp tốt, sản xuất ổn định, còn những doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, nợ xấu lớn thì khó vẫn hoàn khó, do không vượt qua những yêu cầu khắt khe của các ngân hàng, để được cấp vốn.
Một lãnh doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cho biết: “Cuối năm 2013, một số ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay xuống 6\%-7\%, nên khi NHNN quyết định hạ trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên thì thực tế lãi suất đã giảm trước rồi, nên quyết định của NHNN cũng chỉ là cơ hội để các ngân hàng cắt giảm chi phí và nới tỷ lệ lãi cận biên cao hơn”.
Nhiều doanh nghiệp vừa nhỏ và đang khó khăn vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn (Hình minh hoạ).
Nhiều câu hỏi đặt ra, với mức lãi suất cho vay ưu tiên 8\%, nhiều doanh nghiệp vừa nhỏ và đang khó khăn vẫn chưa tiếp cận được, liệu NHNN có nên tiếp tục hạ mức lãi suất cho vay nữa không. Với câu hỏi này, nhiều doanh nghiệp đều cho rằng, mức lãi suất cho vay 8\% là đã hoàn toàn có thể chấp nhận được, nếu tiếp tục hạ thì không phải là mức lãi suất thấp đến mức nào mà vấn đề cần bàn là phương án trả nợ, tài sản đảm bảo mới quan trọng.
Thừa nhận thực trạng trên, đại điện một ngân hàng cổ phần cho rằng, hiện số khách hàng doanh nghiệp sản xuất tốt, an toàn để cho vay không nhiều, đặc biệt đới với những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, ngân hàng có thể cho vay với lãi suất cực thấp khoảng 7\%/năm nhưng mức độ giải ngân tín dụng vẫn không cao.
Nhằm đẩy tiền ra để kích thích tín dụng, từ tháng 3/2014, nhiều ngân hàng đã thực hiện các gói tín dụng với lãi suất khá mềm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) … với lãi suất 7-8\%, nhưng nhìn chung tăng trưởng tín dụng vẫn ì ạch. Điều đáng đặc biệt, hiện có những doanh nghiệp sản xuất tốt, có tiềm năng vẫn không dám đi vay ngân hàng mà chỉ hoạt động bằng vốn tự có vì đầu ra cho sản phẩm chưa cao.
Như vậy, lãi suất cho vay giảm nhưng thực chất chỉ tập trung đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tiềm năng, còn những doanh nghiệp đang gặp khó khăn cơ hội tiếp cận vốn vẫn rất ít, nên khó lại càng khó thêm.

Tin nổi bật