Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị tự tử để quỵt nợ?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Giám đốc trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình tự tử tại nhà riêng. Nhiều thông tin cho rằng, bà Th. tự tử vì vướng tín dụng đen, không thể trả nợ.

(ĐSPL) - Bà Nguyễn Phong Th. (SN 1972), Giám đốc trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình tự tử tại nhà riêng. Nhiều thông tin cho rằng hàng chục người dân tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) cho bà Th. vay số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng đến nay không thể thu hồi.        
Giám đốc tự tử trong đêm
Theo thông tin từ Công an xã Tân Lập (huyện Lạc Sơn- Hòa Bình) trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc bà Nguyễn Phong Th. (SN 1972) treo cổ tự vẫn tại nhà riêng.
Theo đó, vào  tối ngày 26/6, gia đình bà Th. tổ chức ăn uống, sau đó mọi người ra về. Đến khoảng 22h, bà Th. nói với mọi người rằng mình sang nhà bên để lấy quần áo. Tuy nhiên đợi lâu không thấy bà Th. về, cậu con trai sang tìm thì thấy bà Th. đã thắt cổ tự tử. Cơ quan chức năng xác định bà Th. tử vong do tự tử, không có dấu hiệu hình sự nên đã bàn giao thi thể cho gia đình tổ chức tang lễ.
Giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị thắt cổ tự tử để quỵt nợ?(ảnh minh họa)
Thông tin từ Công an xã Tân Lập cho biết, trước khi xảy ra sự việc này khoảng một tháng, bà Th. đã từng tự tử bằng thuốc ngủ, nhưng được gia đình phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời.
Vụ việc bà giám đốc trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tự tử đang là đề tài bàn tán của nhiều người dân thị trấn Vụ Bản cũng như huyện Lạc Sơn. Họ cho rằng do nợ nhiều người số tiền lớn không có khả năng chi trả nên bà Th. đã chọn con đường "ma chết hết nợ"?. Cũng thời gian này, nhiều người dân trong huyện đã đâm đơn lên các cấp tố cáo bà Th. vay tiền mà không trả.
Một trong những người đứng ra tố cáo bà Th.  là gia đình anh Chu Tuấn Anh và vợ là Hoàng Thị Thủy. Chia sẻ với PV báo Đời sống và Pháp luật, anh Tuấn Anh cho biết, từ năm 2011, bà Th. đang làm Phó phòng Giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn, vợ anh là giáo viên của một trường trên địa bàn huyện. Trong nhiều lần gặp gỡ, bà Th. giới thiệu có công ty xây dựng, muốn vay tiền chị Thủy để làm công trình  xây dựng, vay để đáo hạn ngân hàng. Tin tưởng nên chị Thủy đã nhiều lần cho bà Th. vay với số tiền 3,6 tỉ đồng. Để có tiền cho bà Th. vay, chị Thủy đã đi vay lãi của hơn 30 người khác.
Đến ngày 1/8/2013 không thấy bà Th. trả gốc cũng như trả lãi, anh Tuấn Anh đã gặp bà Th. để bàn công nợ. Trong buổi gặp gỡ này, bà Th. đã chủ động hứa hẹn và làm giấy nhận nợ mới, hẹn đến ngày 30/8/2013 sẽ thanh toán dứt điểm. Để yên tâm, anh Tuấn Anh còn bắt bà Th. lấy dấu của trung tâm Bồi dưỡng đóng vào giấy vay tiền của bà Th.. Đến hạn nhưng bà Th. vẫn không trả được nợ, nhiều lần anh chị đã gặp để đòi tiền. Cực chẳng đã, ngày 10/5/2014 anh Tuấn Anh đã làm đơn tố cáo việc bà Th. vay tiền của mình nhưng không trả lên Công an huyện Lạc Sơn.
Một trường hợp khác cũng ngậm đắng nuốt cay  trước số nợ không thể đòi lại là gia đình bà Nguyễn Thị O. trú tại khu phố Đoàn Kết  thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Tiếp chuyện PV báo Đời sống sau khi biết chuyện bà Th. tự tử, bà O. cho biết, cũng rất bàng hoàng về thông tin này. Bà O. kể, do làm giáo viên của một trường tiểu học trên địa bàn nên thường xuyên lên phòng Giáo dục huyện và có quen biết với bà Th. Năm 2010  bà Th. giới thiệu  gia đình có công ty chuyên về xây dựng, do nhận được nhiều công trình lại thiếu vốn làm ăn nên có hỏi vay bà O.. "Bà Th. có nói là vay để làm ăn và hứa trả lãi suất hàng tháng. Thấy bà Th. là đồng nghiệp lại làm cán bộ đầu ngành của huyện nên tôi đã đồng ý cho bà Th. vay. Tính từ đầu năm 2010 đến ngày 1/10/2010 tôi đã cho bà Th. vay 1,7 tỉ đồng"- bà O. cho biết.
Bà O.  “tố” bị bà Th. quỵt nợ.
Được vài tháng thì bà Th. không trả lãi. Thấy vậy tôi  đã tìm gặp và bàn về số tiền bà Th. vay. Tuy nhiên không những không đòi được nợ mà bà O. còn bị những lời "đường mật" của bà Th. "mê hoặc" khiến bà O. vay thêm của 32 người để dồn đưa cho bà Th. với  tổng số tiền lên đến hơn 3 tỉ đồng. Ngày 16/5/2014 gia đình bà O. đã làm đơn tố cáo việc bà Th. vay tiền nhưng không trả lên Công an huyện. "Chúng tôi tố cáo cũng chỉ mong cơ quan chức năng vào cuộc điều tra  nhằm làm rõ hành vi của bà Th. và  buộc bà này trả nợ. Không ngờ bà Th. lại nghĩ quẩn và làm chuyện dại dột đến thế. Giờ người thì chết rồi không biết ai sẽ trả nợ cho chúng tôi đây. Gia đình tôi đã phải bán ngôi nhà hai tầng tại phố Đoàn Kết và cắm sổ lương hàng tháng của hai vợ chồng  để trang trải mà vẫn không giải quyết được số nợ trên. ở vùng quê nghèo khó, số tiền tính bằng tỉ nó to lắm, nhiều lúc nghĩ quẩn hay là mình cũng theo bà ấy cho rồi..."-  bà O. nghẹn ngào.
Theo tìm hiểu của PV, một ngân hàng trên địa bàn huyện Lạc Sơn cũng đã cho bà Th. vay hơn 1,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, con số những người cho bà Th. vay tiền không dừng lại ở đó và số tiền có thể lên đến hàng chục tỉ đồng. Theo thông tin PV nắm được, bằng việc lợi dụng các mối quan hệ  thân quen, bà Th. đã huy động vay với số tiền lớn, trả lãi suất cao khiến nhiều người cho bà Th. vay tiền. "Bà Th. vay tiền của nhiều người khác để mở công ty. Ngoài ra, bà Th. đã dùng chính số tiền của mình vay được để quay lại cho những người khác vay với lãi suất cao hơn. Đến khi, không có khả năng thanh toán đã dẫn đến việc bà Th. tự tử để... quỵt nợ?", một người biết chuyện tiết lộ. Trao đổi với  PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Bùi Quang Huy (chồng bà Th.) cho biết, vợ mình tự tử có liên quan đến chuyện nợ nần tiền nong. Tuy nhiên ông  Huy nói không biết chuyện tiền nong của vợ.
Ông Bùi Văn Lưu, Trưởng Công an xã Tân Lập cho biết, trong quá trình sinh sống, chị Th. sống tình cảm với mọi người, chưa để mất lòng ai. Gia đình chị Th. có điều kiện kinh tế khá, hai vợ chồng có một đứa con trai đang học tại Hà Nội. Chồng mở một công ty xây dựng làm các công trình nhỏ ở trong huyện.
Giấy  nhận vay tiền của bà Th..
Quy trình bổ nhiệm có vấn đề?
Theo tìm hiểu của PV, thời gian bà Th. là Phó phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện Lạc Sơn đã lùm xùm chuyện vay mượn tiền và chạy việc cho người khác. Cách đây khoảng hai năm, bà này được bổ nhiệm làm Giám đốc trung tâm Bồi dưỡng chính trị Lạc Sơn. Chính điều này đã làm nhiều người dân trong huyện nghi ngờ cho rằng bà Th. được UBND huyện Lạc Sơn và Huyện ủy huyện Lạc Sơn nâng đỡ?. Hơn thế nữa, thời gian gần đây, khi người dân có đơn gửi lên UBND huyện tố cáo bà Th. lợi dụng chức vụ để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng vẫn không bị xử lý khiến người dân bức xúc.
Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Văn Hành, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho rằng, việc vay mượn của bà Th. UBND huyện không hề hay biết bởi cả bà Th. lẫn người cho vay đều không báo cáo, đến khi vỡ nợ thì người dân mới tố cáo. Theo ông Hành, việc bổ nhiệm bà Th. giữ chức vụ Giám đốc trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện là thẩm quyền của Bí thư Huyện ủy. Đề cập về vụ việc này, ông Bùi Văn Nỏm, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn cho biết, khi ký quyết định bổ nhiệm bà Th. làm Giám đốc trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện thì bà Th. đã được số phiếu bầu cao nhất và lúc đó, việc bà Th. vay mượn tiền, Huyện ủy không nhận được phản ánh nào.
Trao đổi với PV, một đại diện Công an huyện Lạc Sơn cho biết, đơn vị đã tiếp nhận thông tin  một số người dân “tố” bà Th. vay tiền nhưng không trả. "Chúng tôi đang vào cuộc điều tra, khi nào có kết luận cuối cùng sẽ thông tin thêm cho quý báo"- vị đại diện này cho biết.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đứng ra trả nợ
Theo luật sư Giang Hồng Thanh- đoàn Luật sư Hà Nội, vụ việc vay nợ giữa các bên chỉ là tranh chấp dân sự. Các chủ nợ của bà Th. muốn đòi lại quyền và lợi ích  hợp pháp của mình có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện. ở đây bà Th. đã chết nên tòa án có thể căn cứ vào những tài sản còn lại của bà Th. để chi trả cho những người cho vay. Ngoài ra những người thừa kế, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan phải có trách nhiệm trả những khoản nợ thay cho bà Th.. 

Tin nổi bật