Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giám đốc Sở Xây dựng: Tai mắt của thanh tra xây dựng khắp nơi

(DS&PL) -

"Cứ bảo không biết chứ thanh tra xây dựng biết hết. Tai mắt khắp nơi, nên đã kiểm tra 100% công trình, có ngày giờ, địa điểm kiểm tra để quy trách nhiệm"

"Cứ bảo không biết chứ thanh tra xây dựng biết hết. Tai mắt khắp nơi, nên đã kiểm tra 100% công trình, có ngày giờ, địa điểm kiểm tra để quy trách nhiệm", Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục nhấn mạnh.

Sáng 6/12, HĐND TP Hà Nội đã tiến hành chất vấn về những vấn đề được cử tri và người dân thủ đô quan tâm.

Mở đầu, đại biểu Vũ Ngọc Anh (quận Nam Từ Liêm) đặt câu hỏi, thực hiện kết luận chất vấn của chủ tọa tại kỳ họp thứ 2, 3 năm 2016, UBND TP đã giao quận huyện, thị xã, các sở liên quan xử lý nghiêm các tồn đọng trước ngày 30/9/2017 và không để xảy ra các vi phạm mới, nhưng đến nay vẫn còn tồn tại 154 công trình vi phạm của năm 2015, 2016 và 345 công tình mới của năm 2017 chưa được xử lý dứt điểm, tập trung nhiều ở một số địa phương và ở các quận huyện như Sóc Sơn, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng…

"Vậy các Chủ tịch UBND quận huyện cho biết nguyên nhân tại sao chậm xử lý, trách nhiệm thuộc về ai, biện pháp để xử lý dứt điểm?", đại biểu Vũ Ngọc Anh nói.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND TP Hà Nội. Ảnh: VnExpress

Trả lời câu hỏi trên, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho hay tính đến ngày 30/11, còn 130 trường hợp tồn đọng, đây là những công trình vi phạm trật tự xây dựng rất nghiêm trọng, gây bức xúc, kéo dài và khó giải quyết triệt để.

Theo ông Dục, năm 2016 và các năm về trước, cơ quan chức năng chỉ kiểm tra khoảng 60% công trình xây dựng. Tuy nhiên, từ 1/1/2017, các lực lượng của Sở đã thanh kiểm tra được 100% công trình xây dựng và giải quyết 70% công trình vi phạm mới.

“Cứ bảo không biết chứ thanh tra xây dựng biết hết. Tai mắt khắp nơi, nên đã kiểm tra 100% công trình, có ngày giờ, địa điểm kiểm tra để quy trách nhiệm”, ông Dục nói.

Ông Dục thừa nhận, bên cạnh vi phạm cũ, các địa bàn vẫn để xảy ra vi phạm mới với gần 2.000 công trình. Hiện các vi phạm mới đều đã có phương án xử lý gửi cho chính quyền địa phương, phấn đấu giải quyết dứt điểm trong năm 2018.

Đối với 130 công trình vi phạm tồn tại, Sở sẽ tiếp tục phối hợp địa phương xử lý.

Trả lời chất vấn của đại biểu về trách nhiệm việc tồn tại nhà siêu mỏng, siêu méo? Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết nguyên nhân là do mở đường qua các khu dân cư, đương nhiên cắt vào nhà dân nên chấp nhận những nhà bị cắt, nhà siêu mỏng siêu méo, những khu đất không đủ tiêu chuẩn xây dựng, những ngôi nhà phản cảm, gây bức xúc.

Theo ông Dục, Sở Xây dựng đã phân ra làm 3 nhóm: Thứ nhất, nhóm tồn tại nhiều năm ( 132 trường hợp tồn tại 13 năm như ở Nguyễn Chí Thanh, Đào Tấn, Văn Cao). Sau khi kiểm tra nhận thấy có nhiều nhà đã sinh sống, kinh doanh đã lâu, kết cấu nhà ở tốt. Nhưng nếu không xử lý thì sẽ trở thành những ngôi nhà siêu mỏng siêu méo treo, không thể thu hồi... Do đó, khiến công tác xử lý gặp nhiều khó khăn, trong năm 2017 chỉ giải quyết được 16 tồn tại.

Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa và một số quận, huyện có những trường hợp này tham mưu, phối hợp với các sở, ngành đề nghị UBND TP giữ nguyên hiện trạng tham mưu để giữ lại 54; 32 trường hợp phản cảm như ở Đào Tấn sẽ đề nghị xử lý dứt điểm; 18 trường hợp, các quận, huyện và các sở có thể chỉnh trang.

Ông Dục cho rằng xử lý vấn đề nhà siêu mỏng, siêu méo là vấn đề cực kỳ phức tạp do có liên quan tới nhiều quy định của pháp luật. 

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật