Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giám đốc Sở TT-TT Bắc Giang từ chối làm việc với phóng viên là trái luật

(DS&PL) -

Liên quan đến vụ việc Giám đốc sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Bắc Giang gây khó dễ cho phóng viên, luật sư Phạm Ngọc Hải đã trao đổi về vấn đề pháp lý về vấn đề trên.

"Việc Giám đốc sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Bắc Giang không đồng ý làm việc với phóng viên khi đã xuất trình đầy đủ giấy giới thiệu, giấy tờ tuỳ thân và chỉ đồng ý làm việc với người được cấp thẻ nhà báo là không phù hợp với quy định Luật báo chí, có dấu hiệu hành vi cản trở phóng viên hoạt động báo chí", luật sư Nguyễn Văn Đại cho hay.

Vào ngày 20/10 vừa qua, phóng viên Tạp chí Đời Sống & Pháp Luật đã đến liên hệ công tác tại sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, lãnh đạo sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Bắc Giang đã gây khó dễ, từ chối làm việc với phóng viên.

Cụ thể, để có những thông tin khách quan về những bài viết có nội dung phản ánh những chủ kênh Youtube trên địa bàn huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) có hành vi bôi nhọ danh dự người khác, phóng viên của Tạp chí Đời Sống & Pháp luật đã đến liên hệ công tác tại sở Thông tin & Truyền thông (có giấy giới thiệu của tòa soạn, ghi đầy đủ nội dung cần trao đổi). Tuy nhiên, ông Trần Minh Chiêu- Giám đốc sở Thông tin & Truyền thông từ chối tiếp phóng viên vì người này chưa có thẻ nhà báo.

Ông Trần Minh Chiêu – Giám đốc sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Bắc Giang (người chỉ tay, ngoài cùng bên phải) cùng Thanh tra sở trong buổi làm việc với PV

“Giấy giới thiệu không phải chức năng làm việc… Em không thể đến làm việc như thế này được” và “Không có thẻ nhà báo anh không làm việc”…, ông Chiêu nói và sau đó chỉ đạo ông Lê Hồng Việt – Chánh Thanh tra Sở và ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chánh Thanh tra Sở lập biên bản, từ chối làm việc với phóng viên.

Để rộng đường dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Phạm Ngọc Hải (Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng) liên quan đến vấn đề trên. 

Luật sư Hải cho hay, theo quy định tại Điều 38 Luật Báo chí thì các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc từ chối cung cấp thông tin cho báo chí phải thuộc các trường hợp thông tin mật, thông tin đang trong quá trình điều tra, thanh tra, các thông tin chưa được công bố… Trong vụ việc nêu trên, không có căn cứ để cho rằng các thông tin được yêu cầu thuộc diện từ chối cung cấp.

Luật sư Hải cho rằng, trong quá trình hoạt động, cơ quan báo chí sẽ cử các phóng viên là nhân sự của mình để thực hiện các hoạt động báo chí theo đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Việc cử các nhân sự này được thể hiện bằng văn bản, thông thường là “Giấy giới thiệu”, nội dung của Giấy giới thiệu phải đầy đủ các thông tin về người được giới thiệu, nội dung làm việc, thời gian làm việc cụ thể.

Khi có “Giấy giới thiệu”, phóng viên lúc này không hoạt động với tư cách cá nhân mà sẽ đại diện cho cơ quan báo chí của mình để thực hiện các hoạt động báo chí theo đúng quy định của pháp luật. Thông thường, các cơ quan nhà nước đều chấp nhận và cho phép phóng viên tác nghiệp nếu cung cấp được “Giấy giới thiệu” của cơ quan báo chí và tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ quan báo chí là phù hợp với nội dung thông tin cung cấp.

"Việc từ chối cung cấp thông tin với lý do phóng viên chưa phải là nhà báo nên không có quyền hoạt động báo chí là chưa đúng với quy định pháp luật", luật sư Hải nhấn mạnh.

Theo đó, đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 NĐ 159/2013/NĐ-CP. Mức phạt sẽ tăng lên gấp đôi đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.

Không có thẻ nhà báo, phóng viên có được tác nghiệp không? 

Phân tích thêm về vấn đề nêu trên, luật sư Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Nhân Phúc, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho biết, trong hoạt động báo chí cần phân biệt rõ việc thực hiện hoạt động báo chí của phóng viên và nhà báo.

Theo quy định Luật báo chí năm 2016 thì đối với Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo. Khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ báo chí nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Đối với phóng viên, là người hoạt động trong ngành báo chí, được giao cho trách nhiệm thực hiện hoạt động báo chí nhưng họ lại chưa được cấp thẻ nhà báo. Khi tác nghiệp bên ngoài, phóng viên được nhận giấy giới thiệu của cơ quan báo chí cử đi. Giấy giới thiệu mà phóng viên sử dụng có thể được hiểu là một loại văn bản nhằm giới thiệu cá nhân hay tổ chức thực hiện một công việc hay thủ tục nào đó theo yêu cầu. 

Luật sư Nguyễn Văn Đại

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về hoạt động tác nghiệp của phóng viên, tuy nhiên việc cấp Giấy giới thiệu để phóng viên đi tác nghiệp là một “thông lệ” mà các cơ quan báo chí sử dụng để chứng minh tư cách đại diện tác nghiệp cho cơ quan báo chí của phóng viên. Điều này không chỉ bảo hộ tư cách của phóng viên trực tiếp tác nghiệp mà còn giúp cho các cơ quan tổ chức dễ dàng kiểm soát và nhận biết được đơn vị, tổ chức báo chí đang liên hệ tác nghiệp. Theo văn bản chỉ đạo số 3366/BTTTT-CBC của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 28/9/2016, đã có những hướng dẫn về việc sử dụng giấy giới thiệu để phóng viên tác nghiệp.

Thẻ nhà báo là loại thẻ duy nhất được pháp luật công nhận trong hoạt động báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh việc cấp các loại giấy tờ, thẻ gây nhầm lẫn với Thẻ nhà báo

Việc các cơ quan báo chí cấp giấy giới thiệu để phóng viên đi tác nghiệp phải đảm bảo theo quy định, cần ghi rõ làm việc với cơ quan, tổ chức nào? Nội dung gì? Thời gian cụ thể?

Như vậy, căn cứ theo luật báo chí cũng như hướng dẫn nêu trên của Bộ thông tin và truyền thông thì việc “thừa nhận” giấy giới thiệu trong hoạt động báo chí để phóng viên đi tác nghiệp hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật. Bên cạnh đó, trên thực tiễn nhiều cơ quan, địa phương vẫn đảm bảo việc cung cấp thông tin cho phóng viên khi đi hoạt động báo chí khi chỉ cần xuất trình giấy giới thiệu và giấy tờ tùy thân của phóng viên.

"Việc Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang không đồng ý làm việc với phóng viên khi phóng viên đã xuất trình đầy đủ giấy giới thiệu, giấy tờ tuỳ thân và chỉ đồng ý làm việc với người được cấp thẻ nhà báo là không phù hợp với quy định Luật báo chí, có dấu hiệu hành vi cản trở phóng viên hoạt động báo chí. Bởi lẽ, Giám đốc sở Thông tin và truyển thông tỉnh Bắc Giang đưa ra các yêu cầu như trên là chỉ áp dụng đối với nhà báo khi hoạt động nghiệp vụ báo chí, mà không được áp dụng đối với phóng viên khi tác nghiệp", luật sư Đại nhấn mạnh.

Theo luật sư Đại, hiện nay, đối với hành vi cản trở phóng viên hoạt động nghề nghiệp được xem là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện theo quy định tại khoản 12 Điều 9 Luật báo chí năm 2016. Người vi phạm, tùy từng trường hợp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

PV

Tin nổi bật