Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giám đốc người Nhật buôn lậu 7 pho tượng vàng qua đường hàng không

(DS&PL) -

Để tránh sự kiểm tra của Hải quan Việt Nam, Iwamura Masakazu bảo Kitada Takayoshi mạ bạc vào 7 pho tượng vàng. Khi qua cửa ra máy bay, Kitada Takayoshi bị Chi cục Hải qua

Để tránh sự kiểm tra của Hải quan Việt Nam, Iwamura Masakazu bảo Kitada Takayoshi mạ bạc vào 7 pho tượng vàng. Khi qua cửa ra máy bay, Kitada Takayoshi bị Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phát hiện.

Theo thông tin trên báo Tri thức trực tuyến, ngày 8/2, VKSND Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Iwamura Masakazu (46 tuổi) và Kitada Takayoshi (34 tuổi) đều mang quốc tịch Nhật Bản tội Buôn lậu.

Cáo trạng thể hiện, Iwamura Masakazu là giám đốc một công ty môi giới lao động. Khi sang Việt Nam phát triển thị trường, ông ta thấy vàng chế tác tại đây rẻ hơn so với trong nước nên nảy sinh ý định mua về bán kiếm lời.

Để công việc được trót lọt, Iwamura Masakazu rủ Kitada Takayoshi (nhân viên) tham gia cùng.

Tài liệu điều tra thể hiện, sau khi được người quen dẫn tới một hiệu vàng lớn ở Bắc Ninh để xem mẫu, giá, Iwamura Masakazu đã đặt mua 7 pho tượng vàng trị giá hơn 6,7 tỷ đồng. Đặt xong, ông ta về nước bảo Kitada Takayoshi sang nhận và mang về Nhật cho mình.

Hai đối tượng người Nhật Bản bị truy tố vì buôn lậu qua biên giới - Ảnh: Dân Trí

Để tránh sự kiểm tra của Hải quan Việt Nam, Iwamura Masakazu bảo Kitada Takayoshi mạ bạc vào 7 pho tượng vàng trên. Nếu bị hải quan phát hiện thì nói đây là tượng bạc để được cho thông quan.

Nhận lời, Kitada Takayoshi nhập cảnh vào Việt Nam, thực hiện đúng theo kế hoạch đã vạch ra của vị giám đốc.

Ngày 3/8/2016, nam thanh niên 34 tuổi ra sân bay về nước. Khi qua cửa ra máy bay, anh ta bị Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phát hiện.

Liên quan đến vụ việc, thông tin thêm trên báo Thanh Niên, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã lập biên bản và tạm giữ tang vật vi phạm để điều tra làm rõ. Qua giám định đã kết luận 7 pho tượng thu giữ của Kitada Takayoshi là vàng, hàm lượng vàng 99,99%, tổng khối lượng 6.794 gram, trị giá hơn 6,748 tỉ đồng.

Theo báo Công an nhân dân, Viện KSND TP Hà Nội xác định, mặc dù, Iwamura Masakazu và Kitada Takayoshi nhận thức được việc mua vàng với số lượng lớn từ Việt Nam mang về Nhật Bản, nhưng không làm thủ tục khai báo Hải quan Việt Nam là vi phạm pháp luật Việt Nam. Nhưng vì hám lợi nên cả hai bị can vẫn quyết tâm thực hiện tội phạm.

Bị truy tố về tội buôn lậu, theo điểm a, khoản 4, Điều 153 BLHS, khung hình phạt tù mà hai bị can Iwamura Masakazu và Kitada Takayoshi phải đối diện từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

Điều 153. Tội buôn lậu (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm  triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm  đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất  lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù  từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính  đặc biệt  lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Tổng hợp

Tin nổi bật