Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giám đốc Công an TP Hà Nội: Đã chuyển 5 công trình vi phạm sang VKS xem xét khởi tố

(DS&PL) -

Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho biết, Công an thành phố đã chuyển 5 công trình vi phạm sang VKS đánh giá chứng cứ, cân nhắc khởi tố vụ án.

Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho biết, Công an thành phố đã chuyển 5 công trình vi phạm sang VKS đánh giá chứng cứ, cân nhắc khởi tố vụ án.

Theo Thanh Niên, trả lời chất vấn của đại biểu Duy Hoàng Dương chiều 9/7, Giám đốc Công an TP.Hà Nội Đoàn Duy Khương cho biết, Công an thành phố đã chuyển 5 công trình vi phạm sang VKS đánh giá chứng cứ, cân nhắc khởi tố vụ án.

Đó là các tòa chung cư CT4, CT5A, CT5B, CT6, CT1 Khu đô thị Văn Khê (phường La Khê, quận Hà Đông); chung cư CT3A Khu đô thị Mễ Trì Thượng (quận Nam Từ Liêm), nhiều hộ gia đình tại 76 Cự Lộc (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) và dự án 89 Phùng Hưng (quận Hà Đông).

Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương - Ảnh: VNN

Theo ông Đoàn Duy Khương, “các công trình này có sai phạm rất nghiêm trọng, nhiều công trình chúng tôi thấy rằng không thể khắc phục về giải pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) được nên phải chuyển”. Tuy nhiên, ông Khương cũng cho biết: “Chúng tôi còn đang đánh giá chứng cứ, chứ chưa hẳn chuyển sang là khởi tố ngay”.

Cũng thông tin về phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội chiều 9/7, theo Tuổi Trẻ, liên quan đến nạn xe dù, bến cóc ở Hà Nội, Giám đốc Công an TP.Hà Nội Đoàn Duy Khương cho rằng lực lượng chức năng đã thực hiện đủ các giải pháp "truyền thống" là tuyên truyền, giáo dục và tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử phạt... nhưng nạn xe dù, bến cóc không giảm mà còn có dấu hiệu biến tướng.

Ông Khương chia sẻ "chưa có giải pháp nào mới, mang tính đột biến để xử lý tình trạng này".

Ông Khương cho hay, việc đón trả khách không đúng nơi quy định, xe dù, bến cóc là một nội dung nhức nhối trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị. CSGT phối hợp với Thanh tra giao thông, các lực lượng ở cơ sở triển khai nhiều biện pháp từ tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện để giáo dục, tuyên truyền, ký cam kết không có hành vi dừng đỗ, đón trả khách trong TP...

Giám đốc Công an thừa nhận chưa có giải pháp đột phá giải quyết tình trạng xe dù, bến cóc trên địa bàn Thủ đô - Ảnh: Zing.vn

"Khi chúng tôi làm ráo riết thì lại xuất hiện hình thức mới, chúng tôi coi đây là một thủ đoạn biến tướng, thành các xe hợp đồng đi đón khách. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan chức năng khi xử lý", ông Khương nói.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội đã phát hiện, xử lý trên 4.000 trường hợp xe khách vi phạm, chủ yếu là dừng, đỗ xe trái quy định, mở cửa khi xe đang chạy, chở quá số người, đón trả khách không đúng nơi quy định...

Về xử lý xe "hết đát", giám đốc Công an Hà Nội thông tin qua rà soát, hiện ở Hà Nội có trên 9.000 ôtô hết niên hạn. Công an TP đã gửi hơn 7.000 thông báo đến các chủ phương tiện.

Tuy nhiên trên thực tế việc thu hồi, xử lý các xe hết niên hạn này rất khó khăn. Các chủ phương tiện đã bán lại, chuyển đổi công năng sử dụng hoặc chuyển đi hoạt động ở địa bàn khác không phải ở Hà Nội.

Theo ông Khương, hiện nay pháp luật mới chỉ quy định niên hạn đối với ôtô, trong đó xe tải là 25 năm, xe khách là 20 năm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có văn bản nào quy định về niên hạn, thời hạn sử dụng của xe máy.

Chỉ khi các lực lượng chức năng, khi xử lý các phương tiện vi phạm đến mức độ phải tạm giữ mới phát hiện nhiều xe máy đã có thời gian sử dụng mấy chục năm. Tuy nhiên các chủ xe máy thường bỏ xe, không đến nộp phạt vì giá trị của xe rất thấp, tiền phạt cao hơn tiền xe.

Công an TP đang đề xuất với UBND TP Hà Nội cho thanh lý, tiêu hủy những xe máy như vậy.

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật