Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải pháp hiệu quả cho trẻ sơ sinh hay nôn trớ

(DS&PL) -

Trẻ sơ sinh hay nôn trớ nguyên nhân chủ yếu do các cơ quan của trẻ còn chưa hoàn thiện. Dạ dày của trẻ còn nằm ngang, cơ thắt thực quản dưới chưa khép kín

Trẻ sơ sinh hay nôn trớ nguyên nhân chủ yếu do các cơ quan của trẻ còn chưa hoàn thiện. Dạ dày của trẻ còn nằm ngang, cơ thắt thực quản dưới chưa khép kín, cơ vòng thực quản dưới – bộ phận có chức năng kiểm soát thức ăn vào – ra vẫn chưa quen với nhịp độ làm việc. Cũng có thể do khi bú mẹ hoặc ti bình, trẻ nuốt cả không khí vào cùng. Khi không khí thoát ra ngoài, kéo theo một lượng sữa nhỏ cũng đi ra theo đường miệng hoặc mũi của trẻ.

Với các mẹ có con lần đầu trong quá trình chăm con thấy con nôn trớ nhiều thì lo lắng, băn khoăn, không biết phải làm sao? Bài viết dưới đây chia sẻ môt số giải pháp hiệu quả cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ.

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường chấm dứt khi trẻ 4 tháng tuổi hoặc muộn hơn chút là 6-7 tháng tuổi. Nếu trẻ nhà mình hay nôn trớ mẹ đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng những giải pháp sau để hạn chế tình trạng nôn trớ của con.

  • Khi cho con bú, các mẹ nên giữ con ở tư thế thẳng lưng. Bởi nếu cho ăn khi con đang cuộn tròn trên tay mẹ hoặc ngồi trong xe đẩy, sữa sẽ không thể xuống thẳng dạ dày của con được.

  • Cho con ăn một cách “điềm tĩnh”. Các mẹ nên cố gắng hạn chế tối đa ồn ào và những yếu tố dễ làm trẻ sao nhãng khác. Đồng thời, nên tránh để con quá đói trước khi ăn, bởi nếu con bị phân tâm hoặc quá đói dẫn đến ăn quá nhanh, có thể con sẽ nuốt phải nhiều không khí hơn.

  • Nếu con bú bình, mẹ nên chọn núm vú cao su với lỗ vừa phải, nếu lỗ quá nhỏ, con vừa khó mút sữa vừa bị nuốt phải nhiều không khí. Mặt khác, nếu lỗ quá lớn, con dễ bị nghẹn do dòng sữa chảy vào miệng quá nhanh. Cả hai điều này đều khiến con dễ bị trớ ngược sữa ra ngoài.

  • Giúp con ợ hơi để đẩy hết không khí ra sau mỗi lần bú. Nếu con dừng lại giữa chừng khi đang bú, mẹ nên tận dụng cơ hội này để giúp con ợ hơi, đẩy không khí từ trong dạ dày ra ngoài trước khi cho con bú tiếp. Bằng cách này, con có thể tống hết không khí trong dạ dày ra, tránh gây trớ ngược. (Nhưng mẹ đừng quên lót một tấm khăn mềm lên vai trước khi vỗ cho con ợ hơi nhé!). Nếu vỗ nhẹ trong khoảng vài phút mà con vẫn không ợ hơi thì mẹ cũng không cần lo lắng đâu. Bởi đơn giản là con không có không khí trong dạ dày đấy thôi.

  • Mẹ nên tránh gây áp lực lên dạ dày của con, bằng cách không mặc quần áo hoặc tã quá chặt hoặc để dạ dày con tì vào vai khi vỗ để con ợ. Đồng thời, bố mẹ cũng nên tránh cho con đi xe sau khi ăn, bởi ngồi trên ghế xe có thể tạo áp lực lên dạ dày của con.

  • Đừng rung lắc trẻ quá nhiều sau khi ăn. Đồng thời, mẹ nên giữ con ở tư thế thẳng lưng khoảng 30 phút hoặc hơn. Mẹ có thể bế, địu, hoặc khi con đã cứng cáp hơn, có thể để con ngồi cạnh bố mẹ với gối đỡ được kê xung quanh.

  • Không cố cho con bú / ăn quá nhiều. Nếu sau mỗi cữ bú con đều bị trớ một ít, như vậy có thể là con đã bú quá no. Mẹ có thể cho con bú ít hơn một chút và xem phản ứng của con thế nào (Mẹ có thể cho con bú ít hơn trong một cữ, nhưng cần cho con bú nhiều cữ hơn để đảm bảo con vẫn đủ no nhé).

  • Nếu con bú sữa mẹ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu có loại thức ăn nào đó mẹ ăn khiến trẻ bị trớ nhiều hơn không (đôi khi sữa bò chính là thủ phạm đấy).

  • Nếu con bị trớ trong khi ngủ, hãy kê đầu con cao hơn một chút. Trẻ sẽ không an toàn khi nằm ngủ với gối, do vậy mẹ có thể để một miếng xốp ở một đầu của tấm đệm mà trẻ nằm hoặc kê thêm gạch để đầu giường cao hơn một chút.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ kèm theo cac triệu chứng sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại. co giật…. Đây là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay rối loạn tiêu chảy, viêm màng não, dị ứng sữa… Với những trường hợp này mẹ nên đưa trẻ đến bác sỹ để trẻ được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Hi vọng những thông tin hữu ích về cách giúp trẻ hết nôn trớ chia sẻ phần nào lo lắng của các mẹ bỉm sữa trên hành trình chăm con từ đó tìm được giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng nôn trớ của trẻ tạo nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

  • http://nutribaby.vn/diem-ban.

  • Fanpage:

-    https://www.facebook.com/nutribaby.vn/-    https://www.facebook.com/nutribabyplus/

P.Q

 

Tin nổi bật